Hướng Dẫn Dạy Kỹ Năng Nhóm Từ Cấp Mầm Non

Trong thời đại mới, việc giáo dục con người được coi là then chốt để tạo ra những công dân văn minh, tài giỏi. Việc giáo dục nên bao gồm các điều nhỏ nhặt nhất từ các cấp học nhỏ nhất như cấp giáo dục mầm non. Dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non là một kỹ năng nếu được xây dựng từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành nên được tố chất làm việc theo nhóm, tính đoàn kết và tinh thần trách nhiệm. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng mà các phụ huynh và giáo viên sư phạm mầm non cần chú ý.

1: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tại sao phải xây dựng từ sớm cho trẻ Mầm Non?

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng sống quan trọng và cơ bản mà chúng ta nên rèn cho bé từ cấp mầm non
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất hiện nay, kỹ năng này giúp các bạn học tập và làm việc theo nhóm một cách hiệu quả. Đây cũng là một kỹ năng bắt buộc mà các nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn phải có.

tro choi tap the tre mam non

Trong cuộc sống hiện đại, khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì các yêu cầu  công việc ngày càng cao; lúc đó việc làm việc theo nhóm là điều cần thiết để đạt được hiệu quả. Làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng thành viên trong nhóm; họ bổ sung  và giúp đỡ nhau hoàn thành công việc. Bởi thế, kỹ năng làm việc nhóm trở thành kỹ năng cơ bản cho cuộc sống hiện đại.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, kỹ năng làm việc theo nhóm của sinh viên, người lao động chưa cao. Một phần nguyên nhân là do cách giáo dục của chúng ta không chú trọng phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh. Do đó, với chương trình mầm non mới, các kỹ năng sống cơ bản sẽ được rèn luyện cho bé ngay từ cấp sư phạm mầm non.

2: Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non cần được xây dựng kết hợp từ gia đình đến nhà trường.

Đối với Gia Đình

  • Động viên trẻ tham gia học nhóm, có thể học cùng với nhóm các bạn trên lớp hoặc các trẻ cùng lứa tuổi hàng xóm
  • Khuyến khích trẻ tham gia chơi các môn thể thao đồng đội
  • Làm tấm gương, thực hiện những hành động, hoạt động hướng dẫn cho con
  • Cho trẻ làm một số việc phù hợp với lứa tuổi cùng với các thành viên trong gia đình

Đối với nhà trường

  • Xây dựng các chương trình ngoại khoá, các buổi tìm hiểu về thiên nhiên, đồ vật để thúc đẩy sự giao lưu giữa các trẻ.
  • Tổ chức các trò chơi đồng đội để trẻ biết cách phối hợp với nhau. Từ đó hình thành nên các kỹ năng chia việc, tố chất lãnh đạo nhóm.
  • Các chò chơi, các tiết học, giờ ngoại khóa … hoạt động theo nhóm sẽ khiến trẻ phát triển các kỹ năng nhóm một cách tự nhiên. Việc khéo léo lồng ghép các bài học làm việc nhóm, bài tập nhóm cho các bé cũng là một biện pháp hay để bé phát triển kỹ năng.
  • Việc học và làm việc với nhóm cũng giúp trẻ phát triển một số kỹ năng căn bản như giao tiếp, lãnh đạo,… điều này sẽ giúp ích rất nhiều đối với tương lai của trẻ.

Tại các môi trường giáo dục tiên tiến, các chương trình giáo dục mầm non đều đề cao việc phát triển nhân cách cũng như các kỹ năng sống cơ bản cho các bé; điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc đào tạo các kỹ năng sống ngayg từ giai đoạn đầu đời.

Kết luận: Hy vọng với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục, nhà nước sẽ chuyển sự bao cấp từ khối cao đẳng đại học xuống khối mẫu giáo, nhà trẻ. Xem đây là một bước đột phá trong giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, cũng là kỹ năng sống cho người Việt hiện đại.

Xem thêm: Thông báo xét tuyển Cao đẳng Sư Phạm Mầm Non tại Hà Nội

Bình luận của bạn:

*

*