Cô Giáo Đọc Thích Nhất Hạnh Để Kiềm Chế Cơn Giận

Những sự cố trong thời gian gần đây như cô giáo phạt học sinh quỳ gối , dọa ngậm dép, bắt uống nước giặt rẻ lau bảng, đánh tát vào đầu, mặt trẻ…mà xuất phát từ tình huống học sinh nói chuyện trong lớp, từ các lỗi nhỏ bé của bé làm ảnh hưởng đến trật tự chung khiến giáo viên không kiểm soát được bản thân dẫn đến các sự việc đáng tiếc xảy ra.

Làm sao để kiềm chế cơn giận trong lớp học?
Khi được hỏi rằng: Cô sẽ xử lý như thế nào khi học sinh nói chuyện riêng trong giờ học? Cô Lê Thu Hà, Trường THCS Ngô Sĩ Liên cho biết: khi cô đang giảng bài mà học sinh nói chuyện riêng trong lớp thì đầu tiên cô sẽ nhắc khéo học sinh bằng câu nói đùa để lôi kéo trẻ quay lại bài học mà khiến không khí trong lớp học căng thẳng, Tuy nhiên khi học sinh lặp lại sự việc đó thì không thể nhắc nhở nhẹ nhàng nữa, khi đó học sinh sẽ tưởng rằng cô giáo cũng hòa vào câu chuyện của chúng. Thay vào đó, cô giáo sẽ thay đổi bằng giọng nói, nét mặt để trẻ nhận ra và thay đổi hành vi. Nếu trẻ tiếp tục không nghe thì có thể giao bài tập cho trẻ để trẻ tập trung vào bài học. Cô cho biết, ứng xử sư phạm có nhiều mức độ để từ đó có các hướng giải quyết, điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải kiềm chế được cảm xúc của mình. Cô Hà chia sẻ cô thường đọc sách Phật giáo của thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong cuốn sách nhà sư đưa ra nhiều phương pháp làm kiềm chế cơn giận, có khi chỉ điều tiết bằng hơi thở sẽ giúp cho bản thân đỡ căng thẳng.
Nhiều cô giáo ở các trường học khác cũng có nhiều phương pháp để xử lý các hành vi mất trật tự trong giờ, đa phần bước đầu tiên chỉ là nhắc nhở trẻ để cho trẻ để trẻ quay trở lại tiết học, sau đó giao bài tập cho học sinh làm hay thường xuyên gọi trẻ phát biểu.

co giao doc Thich Nhat Hanh de kiem che con gian

co giao doc Thich Nhat Hanh de kiem che con gian

Rõ ràng ngành sư phạm đã đào tạo rất kỹ lưỡng cách ứng xử sư phạm như thế nào trước các tình huống, trong quá trình học cũng có thời gian được đi thực tập nữa. Vì vậy có rất nhiều các phương pháp quản lý học sinh một cách chuyên nghiệp, nhân văn hơn so với các phương pháp bạo lực mà báo chí gần đây đã đăng tải lên phương tiện truyền thông.
Cảm xúc của các cô giáo khi có nhiều trường hợp bạo hành trẻ?
Câu trả lời đều là cảm thấy buồn trước những hành vi đó, và khẳng định rằng các trường hợp đó là các trường hợp hi hữu, “con sâu làm rầu nồi canh”, các trường hợp xảy ra ít. Tuy nhiên vẫn khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh lo lắng trước nền giáo dục của ngành sư phạm mầm non nước nhà, đặt vị trí về phía phụ huynh, học sinh khi xem các vụ việc thì cảm thấy phẫn nộ. Đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả các thầy cô giáo phải xem xét lại trách nhiệm của bản thân, cần thực sự nghiêm túc mỗi khi lên bục giảng.

Bình luận của bạn:

*

*