Phát triển sự sáng tạo ở trẻ mầm non

 

Cô giáo Nguyễn Thị Nam (Trường mầm non Hạ Long) đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ mầm non tạo hình nhằm phát triển tư duy và tình cảm.

Tạo hình kết hợp nhiều phương pháp

Với kinh nghiệm sư phạm mầm non nhiều năm nay cô Nam cho biết, đặc điểm của trẻ lứa tuổi mầm non phát triển nhờ vào hoạt động vui chơi là chủ đạo và tư duy trực quan hành động nên khi dạy trẻ qua hoạt động tạo hình cần phối hợp nhiều phương pháp như: trực quan, trò chơi, đàm thoại…
Giáo viên mầm non nên cho trẻ quan sát đối tượng thông qua tranh ảnh hoặc đồ vật thực tế sử dụng những lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu giúp quá trình tạo hình của trẻ được thực hiện dễ dàng. Bên cạnh đó thường xuyên đặt câu hỏi cho các bé trả lời nhằm khắc sâu vào trí nhớ của bé về bài học. Giáo viên cần sử dụng những lời nói vui, hài hước kết hợp cử chỉ minh họa và thể hiện trên nét mặt nhằm gây chú ý của trẻ.
Cần có góc tạo hình cho học sinh
Theo cô Nam, cần có không gian tạo hình riêng đó là góc tạo hình để trưng bày sản phẩm đẹp và sáng tạo của trẻ, giúp cho trẻ có hứng thú với hoạt động tạo hình. Đồng thời giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tạo hình đã học và học hỏi kỹ năng tạo hình mới.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cũng cần phải chuẩn bị phong phú đồ dùng cho trẻ tạo hình nhằm kích thích sáng tạo, an toàn, dễ nhìn, dễ lấy khi trẻ có nhu cầu sử dụng.

do choi mam non

Đồ chơi kích thích sự sáng tạo ở trẻ

Để góc tạo hình thêm phần sinh động, hấp dẫn trẻ giáo viên phải thay đổi thường xuyên những bức tranh, sản phẩm nặn, sản phẩm xé dán theo chủ đề, thay đổi cách thức trình bày, vị trí phù hợp với từng chủ đề và bài học.
Cũng theo cô Nam, giáo viên cần nắm vững phương pháp của từng môn học, hoạt động, đồng thời phải có lòng say mê, có trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ. Áp dụng toàn bộ kiến thức học được từ trung cấp sư phạm mầm non đem đến cho trẻ môi trường học tập và kỹ năng tốt nhất.
“Từ kinh nghiệm của bản thân tôi cho rằng, trong quá trình giáo dục trẻ mầm non, giáo viên cầnlưu ý đếntính cá biệtcũng như tính vừa sức đối với trẻ.Giúp trẻ luôn tự tin với khả năng của mình bằng cách không đánh đồng yêu cầu và cách đánh giá với trẻ. Kết quả sẽ tốt nhất nếu như trẻ được khích lệ đúng cách” – Cô Nam chia sẻ.
5 cách nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi:
- Kiểm tra năng lực tạo hình của trẻ
- Kích thích gây hứng thú cho trẻ với hoạt động tạo hình
- Tích lũy các tạo hình của trẻ theo hệ thống
- Kết hợp nhuần nhuyễn hiệu quả các phương pháp tạo hình

- Tổ chức tốt góc tạo hình cho trẻ với nhóm nhỏ hoặc cá nhân.

Bình luận của bạn:

*

*