Khủng hoảng nhân lực ngành sư phạm không phải là vấn đề mới, tuy nhiên cho đến bây giờ bộ vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng này.
Số lượng thí sinh đăng ký không giảm
Điều này có vẻ nhưng trái với thực tế thất nghiệp của ngành sư phạm thì tình hình tuyển sinh ngành sư phạm vẫn rất nhộn nhịp. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường sư phạm giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Trong đó quyết định 2833 của bộ đã dừng tuyển sinh hệ đào tạo từ xa đối với ngành sư phạm. Việc giảm chỉ tiêu đào tạo sư phạm hệ chính quy cũng được bộ lên lộ trình thực hiện, song song với đó thì bộ cũng lên kế hoạch tạm dừng tuyển sinh có thời ạn đào tạo giáo viên trung học.
Tuy vậy với quy định miễn học phí đối với sinh viên sư phạm vẫn thu hút rất đông sinh viên theo ngành này. Đáp ứng nhu cầu đó của thí sinh,cấc trường đại học vẫn không giảm chỉ tiêu tuyển sinh theo yêu cầu hoặc chỉ giảm nhẹ; điều đó dẫn đến việc số sinh viên thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng.
Nhùng nhằng bỏ hệ trung cấp, cao đẳng
Giảm chỉ tiêu đào tạo vốn là biện pháp tạm thời trước mắt giảm tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp nhưng thực tế cho thấy cũng chỉ là lời kêu gọi trong khi các trường ko thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện chủ trương. Còn với các biện pháp dài hạn hơn thì còn nhiều trở ngại và khó khăn để thực hiện. Hiện nay, lượng giáo viên gần như bão hòa với nhu cầu trong khi cả nước có hơn 40 trường sư phạm. Nếu các trường duy trì hoạt động thì lượng sinh viên thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng.
nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước là chủ nhiệm khẳng định, cần phải ngừng đào tạo bậc trung cấp và cao đẳng sư phạm ngay trong năm học 2014-2015, bởi giáo viên các cấp kể cả sư phạm mầm non, tiểu học cần được đào tạo đại học.
Quan điểm giáo viên bậc học thấp chỉ cần trình độ đào tạo thấp cần phải sớm thay đổi. Bộ GD-ĐT đồng tình với quan điểm này nhưng vấn đề thực hiện còn nhiều khó khăn và vấn đề giải tán trường là rất khó, vì còn đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất của trường không thể đẩy đi đâu được. Bộ đưa ra giải pháp tạm thời là các trường, khoa sư phạm sẽ gánh nhiệm vụ đào tạo lại, bồi dưỡng cho giáo viên sư phạm mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng được các chuyên gia cảnh báo cần phải có sự nghiên cứu kỹ, tùy điều kiện từng địa phương để triển khai.
Bình luận của bạn: