Nền giáo dục Nhật Bản luôn được ca ngợi là một nền giáo dục tốt, đào tạo con người trên thực tế chứ không phải chỉ trên lý thuyết. Vậy một học sinh ở bậc giáo dục tiểu học được đào tạo những gì khi ngồi trên ghế nhà trường.
Ngồi tìm hiểu những quyển sách giáo khoa ở bậc giáo dục tiểu học của Nhật không thấy có chỗ nào dạy cho trẻ những điều sáo rỗng, chung chung như phải yêu tổ quốc, yêu đồng bào, phải biết hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết lễ phép với người lớn, thầy cô, biết làm những việc tốt.
Môn đạo đức ở bậc giáo dục tiểu học toàn bài tập thực hành kiểu như là em hãy quan sát những hoạt động hàng ngày của ông bà cha mẹ những lúc như thế nào thì ông bà, bố mẹ cười tươi và hãy làm cho ông bà, bố mẹ cười xem sao; khi ra công viên là nơi công cộng thì phải làm gì để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh; đi mua hàng đến sau thì nên xếp hàng chứ không được chen ngang…
Ngay tại bậc mầm non và tiểu họcthì các em đều được học lý thuyết và thực hành song song với nhau. Thay vì giáo viên nói cho các em phải biết thương yêu động vật thì giáo viên sẽ sử dụng khả năng sư phạm mầm non hay sư phạm tiểu học của mình để dạy cho các em cách trực tiếp nuôi một con vật gì đó để cho các em cảm nhận được và biết yêu thương động vật.
Ở Nhật, sách giáo khoa hay chương trình dạy, phương pháp dạy đều thể hiện rõ phương châm: dạy trẻ trở thành người sáng tạo và có ước mơ. Giáo viên không dạy trẻ phải luyện thật nhiều chữ, không phải làm nhiều bài toán khó thế nên trẻ không bị áp lực vì bị đổi sổ hay bị ở lại lớp.
Bậc giáo dục tiểu học ở Nhật không phải thi cuối kỳ hay vào các trường chuyên mà chỉ có những bài kiểm tra hàng ngày nhưng với Việt Nam những kỳ thi này là nỗi sợ hãi của các em.
Tại Nhật, việc không viết chữ đẹp, không giải được một bài toán sẽ không đáng xấu hổ bằng việc không trả lời được câu hỏi “ước mơ của em là gì? Tương lai lớn lên em muốn làm nghề gì?” vì mục tiêu và phương châm của người Nhật là đào tạo ra những con người sáng tạo và có ước mơ. Tại trường ở Nhật không có những lớp học thêm văn, toán mà chỉ có những đội hợp xướng, đội bóng rổ, bóng chày…
Đối với các em ở lứa tuổi tiểu học này thì các em cần được vui chơi chứ không phải suốt ngày cắm đầu vào sách vở nên các bậc phụ huynh cũng đừng bắt ép các em quá nhiều và hãy suy nghĩ thoáng ra và có thể học hỏi một số kinh nghiệm giáo dục của người Nhật để con em mình có thể tận hưởng được tuổi thơ một cách đúng nghĩa.
Mình thấy đoạn viết hay. Mình muốn xin đoạn viết này. Cảm ơn nhiều ạ.
Ok bạn nhé!