Với nền giáo dục hiện đại, việc giáo dục con người được cho là quan trọng hơn việc giáo dục kiến thức. Chính vì vậy, ngay từ bậc giáo dục mầm non chúng ta đã chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.
Trước kia, ở cấp mầm non, trẻ em được dạy nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô… trẻ chỉ cần làm theo những điều được người lớn dạy là được. Tuy nhiên, với cách giáo dục đó, trẻ sẽ lệ thuộc vào người lớn, dần dần sẽ dẫn đến việc trẻ không có tính tự lập và thiếu những kỹ năng sống. Điều này sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tương lại, nhất là với xã hội hiện đại.
Xã hội hiện đại ngày nay tác động lên trẻ từ rất sớm, hàng ngày các thông tin từ ti vi, đài nói,internet … tác động đến đời sống thường ngày của bé. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có khả năng tự nhận thức sự việc, phân biệt tốt xấu, đúng sai chứ không bị động như trước kia. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ nhằm giúp trẻ có khả năng nhận thức, từ đó biến nhận thức thành hành động. Điều này có nghĩa là trẻ không chỉ hiểu bản chất của sự việc mà còn phải làm được điều mình hiểu.
Dạy kỹ năng sống giúp trẻ nhận biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi cá nhân và tập thể, biế đối mặt với khó khăn mà cuộc sống đem đến …. Để làm được điều này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thông cảm với người khác, sự tự lập … nói thì có vẻ to lớn nhưng thực chất đây là những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống hiện đại.
Các kỹ năng này thường được lồng ghép khéo léo vào các trò chơi, chương trình học của bé để bé có thể dễ dàng tiếp thu. Hoặc có thể đặt trẻ trước những tình huống vui nhưng yêu cầu trẻ phải suy nghĩ để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua những hoạt động đó, trẻ tiếp thu qua hành động trực tiếp và tự quyết định với sự giúp đỡ của các bạn. Điều này có thể làm tăng kỹ năng thảo luận, làm việc nhóm…
Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nền giáo dục của nước ta ít có kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống, nó cũng nằm ngoài lối suy nghĩ và thói quen của người Việt.
Vì thế,việc đầu tiên cần làm là thay đổi cách nghĩ, cách làm của chính các giáo viên, người lớn phải tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Chúng ta không nên áp đặt suy nghĩ của mình mà cần khơi dậy tiềm năng của trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Xem thêm Dạy kỹ năng nhóm từ cấp mầm non
Bình luận của bạn: