Ơn Giời! Kỹ Năng Sư Phạm Mầm Non Giúp Trẻ Vận Động Đây Rồi!

Đối với những giáo viên mầm non càng có nhiều kỹ năng, phương pháp dạy trẻ càng tốt. Trong đó kỹ năng giúp trẻ phát triển vận động thể chất cho trẻ rất quan trọng đến thể lực cũng như tinh thần của trẻ
Làm thế nào để giúp trẻ vận động là kỹ năng mà các bạn nữ sinh phải học và tích lũy kinh nghiệm dần dần. Đối với những giáo viên mầm non đã có kinh nghiệm giảng dạy thì những kỹ năng thường sẽ được triển khai thường xuyên trong các tiết dạy,ở trong hoạt động ngoại khóa. Chúng ta đã biết rằng, trẻ nhỏ đang trong thời gian phát triển về thể lực và nhận thức, song thể lực là tiền đề để trẻ phát triển về ngoại hình lẫn đủ sức khỏe để học tập. Vận động giúp trẻ giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Để trẻ có thể vận động lành mạnh thì môi trường ở trường là rất quan trọng, là yếu tố cốt lõi để giúp trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, khám phá, môi trường giúp cho trẻ tăng nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ

giao vien mam non cong lap
Các phương pháp giúp trẻ chủ động vận động, rèn luyện sức khỏe
Trong lớp thì cần phải có đủ không gian, có thể lợi dụng hành lang , rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khóe léo, mạnh mẽ. Đi thăng bằng trên ghế, ném vòng vào cổ chai, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, treo bóng ở độ cao khác nhau để đánh bóng. Trẻ nhỏ rất thích tham gia các trò chơi, trong đó giáo viên có thể tổ chức các trò chơi vận động khác nhau như chạy, nhảy, bò…trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết vấn đề, thể hiện tính sáng tạo, tính độc lập, các trò có tính huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi. Các trò đưa trò chươi vào bài tập như bắt chước các con động vật ( vươn thở bắt chước gà gáy, ngửi hoa, nhảy qua rãnh nước như thỏ. Hoặc các trò chơi vận động nhằm tăng khả năng nhanh trí, quan sát của trẻ như trò: đuổi bắt, chuông reo ở đâu? Rèn luyện khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
Biện pháp thi đua cũng giúp trẻ rèn luyện, học hỏi các phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội. Thi đau tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện.Ví dụ như trò chơi : ai bò đúng, ai ném đúng, ai bật giỏi hơn, ai chạy nhanh tới cờ, ai bật nhanh qua vòng….
Ngoài ra giáo viên mầm non tổ chức ngày hội, ngày lễ để tất cả trẻ đều được tham gia thể dục thể thao một cách tích cực, hào hứng, cho trẻ được “biểu diễn”, “thi tài” cho các bạn khác xem. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tính linh hoạt, mạnh dạn tự tin hơn.
Để tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển tốt thì yêu cầu giáo viên mầm non cần các yêu cầu:
- Đảm bảo khả năng chăm sóc sức khỏe, rèn luyện sức khỏe cho các bé.
– Trước hết giáo viên phải đảm bảo làm mẫu đúng cho trẻ các kỹ năng và cách thực hiện hoạt động;
– Theo dõi trẻ sát sao, tránh để trẻ tự động vào dụng cụ, đi ra đi vào.
– Để trẻ tham gia trò chơi mà không cảm giác nhàm chán, giáo viên cần tăng độ khó của các trò chơi.
– Giáo viên sưu tầm, thiết kế ngân hàng trò chơi vạn động mới để áp dụng vào tình huống, các hoạt động khác nhau;
– Tạo môi trường chơi đảm bảo an toàn, không gian thoáng đãng, đồ chơi phong phú, nhiều màu sắc, hình dạng
– Tổ chức các trò chơi đều đặn và khuyến khích, động viên trẻ tham gia.
Đó là những kỹ năng mà giáo viên mầm non cần học để có thể làm tốt vai trò của mình, cũng như hiểu hơn về các học trò của mình. Chúc các bạn sẽ áp dụng tốt.

Bình luận của bạn:

*

*