Noi gương học tập suốt đời của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh cả đời tự học. Phương châm thực hiện là: “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”; học đi đôi với làm theo, chú trọng việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị đại trí, đại nhân, đại dũng – danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Nhưng ở Người luôn hiện hữu một người đảng viên cộng sản, một chiến sỹ cách mạng, một công dân mẫu mực. Vì thế, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh rất rộng lớn, phong phú, sâu sắc nhưng vô cùng thiết thực với cán bộ, đảng viên, nhân dân là học theo sự nêu gương của Người.

ky-1495162467_5767

Không phải học những gì cao xa mà học những cái có quanh ta

Các quốc gia hiện đại đang tìm kiếm mô hình công dân học tập để xây dựng xã hội học tập. Việt Nam cũng đang làm việc này, tức là đi tìm một mẫu hình người học tập suốt đời phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Trong quá trình cùng các đồng nghiệp nghiên cứu những mô hình công dân học tập, những người tiêu biểu của việc học tập suốt đời, tôi rút ra kết luận: Nếu chọn ai là công dân học tập tiêu biểu của Việt Nam và thế giới, tôi sẽ chọn Hồ Chí Minh.

Nhiều người nói, cụ Hồ là bậc vĩ nhân, nhân cách của Người cao vời vợi, làm sao ta với tới được. Nhưng tôi nghĩ khác, ta làm theo những điều người chỉ ra, làm theo những lời dạy đó, ta sẽ là người có ích nhờ học tập. Như vậy là xứng đáng làm con cháu, làm người học trò nhỏ của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh không đòi hỏi người dân phải học những gì cao xa, mà học những cái có ngay quanh ta để mỗi chúng ta vượt lên chính mình. Một lần, trong thư gửi đồng bào xã Duyên Trang, huyện Tiên Hưng, tỉnh Thái Bình, Người viết:

“Học hành là vô cùng. Học càng nhiều biết càng nhiều càng tốt, vậy tôi khuyên đồng bào trong xã gắng học thêm thường thức như làm tính, lịch sử, địa dư, chính trị, vệ sinh”

Với dân chúng còn ít học thời đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cần học những điều thường thức với khẩu hiệu Học để mà làm. Học điều nhỏ (thường thức) mà không làm được thì làm sao có thể học điều lớn (lý luận cao xa).

Hồ Chí Minh cả đời tự học. Kinh nghiệm của Người là “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn.

bac-ho-1589679629801

Năm 1959, nhận lời mời của Tổng thống Sukarno, Hồ Chí Minh đi thăm Indonesia. Trong dịp này, Người đến nói chuyện với sinh viên tại trường đại học Patgia Giavan (Jakarta), tôi rất cảm động khi đọc lại bài phát biểu này:

“Tôi sẽ nói vài lời với các bạn. Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Tôi đã đi du lịch và làm việc, đó là trường Đại học của tôi… Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, dạy cho tôi cách yêu, cách ghét: Dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình, căm ghét áp bức ích kỷ.

Trường học ấy dạy cho tôi khoa học quân sự. Với gậy tầm vông, nhân dân tôi đã đánh bại quân đội đế quốc Pháp và đã giành tự do với chiến thắng Điện Biên Phủ. Trường học ấy đã dạy cho tôi lịch sử. Tôi đã thấy trên 50 năm qua tất cả nhân dân bị áp bức như Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam… ngày càng đi lên.

Trường học ấy đã dạy cho tôi chính trị. Chính trị là gì? Theo như tôi biết, đó là sự đoàn kết nhân dân… Sự đoàn kết trong nước và sự đoàn kết giữa các nước anh em sẽ vĩnh viễn thanh toán bọn đế quốc.

Khoa học là gì? Nó có nghĩa khi trở thành hữu ích cho nhân dân… Các cháu sinh viên yêu quý! Các cháu sẽ là những nhà khoa học tương lai, không phải là những ông quan sống ở trên và cách xa nhân dân, mà là để làm việc cho nhân dân.”

Di An

 

Bình luận của bạn:

*

*