Mặc dù Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị tới các địa phương là chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm ở bậc giáo dục tiểu học nhưng mà khi nhu cầu về việc học thêm vẫn còn nhiều và nhận thức của phụ huynh và giáo viên chưa được cải thiện thì có thực hiện được không?
Không chỉ ở bậc giáo dục tiểu học việc học thêm đều xuất hiện ở tất cả các cấp học kể cả ở bậc giáo dục mầm non.
Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị 5105 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học. Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Với trường và lớp dạy học 1 buổi/ ngày thì chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh 2 buổi/ ngày, không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, để khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm, nhiều lệnh cấm đã được ban hành. Khối giáo dục tiểu học sẽ không được tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, các cuộc thi trí tuệ. Thực hiện nghiêm túc việc nghiệm thu chất lượng giáo dục và bàn giao học sinh từ lớp dưới lên lớp trên, từ cấp thấp lên cấp cao, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.
Cấm là một chuyện còn có thực hiện được không lại là một chuyện khác khi mà phụ huynh và giáo viên vẫn chưa thay đổi được nhận thức. Một số thấy cô đưa ra lý do con học yếu, tiếp thu chậm để đánh vào tâm lý phụ huynh để họ cho con theo học những lớp học thêm buổi tối và ngoài giờ lên lớp.
Bên cạnh đó cũng không thể nhắc đến tình trạng của phụ huynh thấy con nhà người ta đi học thì cũng phải cho con mình đi học, không sợ con em mình không theo kịp bạn bè và sợ bị cô giáo trù và cho vào danh sách đen không quan tâm đến nữa. Từ đó ta có thể thấy có cung thì ắt có cầu quy luật tự nhiên trong cuộc sống.
Và còn một lý do nữa là chương trình học của bậc giáo dục tiểu học phụ huynh cho là khó và cũng không có nhiều thời gian để chỉ dạy cho con nên cho con vào các lớp học thêm bên ngoài cũng là một lựa chọn. Các em học ở các trường chuyên thì được coi như là học trên sách vở chưa đủ phải học thêm những thứ bên ngoài nữa để bổ sung kiến thức, học ngày học đêm để đạt được mục tiêu và ước vọng của cha mẹ đề ra.
Thế nên, việc đổi mới giáo dục, giảm tải cho học sinh ở bậc giáo dục tiểu học không chỉ đến từ việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mà còn phụ thuộc phần lớn vào con người. Chính thầy cô, bố mẹ đang bắt trẻ học quá tải, đặt kỳ vọng quá lớn vào con em mình để rồi các em phải nhoai lưng ra gánh vác. Các em đang trong thời kỳ phát triển, các em cần được vui chơi và cảm nhận cuộc sống chứ không chỉ là suốt ngày ngồi trong 4 bức tường nghe cô giáo giảng bài rồi gục đầu vào sách vở viết và viết.
Bình luận của bạn: