Giáo dục mầm non ở miền núi

Các trường mầm non  vùng cao thường đối mặt với nhiều khó khăn cả về con người lẫn vật chất nhưng các cô giáo mầm non tại đây vẫn luôn bám trụ với nghề vì mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non.

Thiếu thốn đủ bề

Nghe đến các vùng cao, vùng xâu, vùng xa là ta đã mường tượng ra một cuộc sống khó khăn đủ bề; việc phổ cập giáo dục tiểu học tại nơi này cũng là một điều khó khăn chứ chưa nói đến việc phổ cập giáo dục mầm non. Nhưng phải đến tận nơi thì mới có thể hình dung ra sự thiếu thốn, khó khăn ở nơi này. Đến với những trường mầm non tại Xã Trà Quân, Huyện Tây trà, Quảng Ngãi chúng tôi không khỏi xót xa khi thấy điều kiện sinh hoạt, học tập hết sức thiếu thốn tại đây.

giao vien vung cao

Một lớp học vùng cao

Trường học tại đây là các căn nhà được dựng tạm bợ, nội thất bên trong thì đơn sơ, không được trang trí như những trường khác ở đồng bằng, thành thị. Điều kiện sinh hoạt ở đây rất thiếu thốn, chưa có nguồn nước sạch khiến cho công tác chăm sóc các bé càng trở lên khó khăn hơn. Mọi gánh nặng chăm sóc các bé đổ lên vai giáo viên.

Khó thực hiện mục tiêu phổ cập

Trên thực tế ở các vùng cao, vùng sâu chủ yếu do các dân tộc ít người sinh sống. Do nhận thức của đồng bào dân tộc về vấn đề học hành còn kém nên việc duy trì các lớp học gặp rất nhiều khó khăn. Do đó đề án phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi của nhà nước đưa ra đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Đề án phổ cập giáo dục mầm non đã có nhiều tác động tích cực như các trường lớp tại các địa phương được mở rộng, công tác của giáo viên mầm non đã được tạo điều kiện hơn. Tuy nhiên, tại các vùng cao, vùng khó khăn công tác này lại gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các xã vùng đặc biệt khó khăn còn chưa được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học… khiến công tác phổ cập mầm non khó hoàn thành đúng mục tiêu đề ra. Trong đó, vấn đề mà ngành quan tâm nhất là hiện nay trên địa bàn số lượng lớp học tạm ở bậc mầm non vẫn còn khá nhiều, tại nhiều điểm trường giáo viên chưa có nhà công vụ, số lượng lớp ghép 2-3 trình độ chiếm tỷ lệ cao… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Cần quan tâm đặc biệt các vùng sâu, vùng xa

Các vùng sâu, vùng xa cần nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư hơn nữa. Biện pháp khả dĩ bây giờ là xây dựng một mô hình thí điểm trường mầm non đạt chuẩn tại các xã vùng cao; qua đó học hỏi, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình tại các vùng khác. Thêm nữa, bộ cần có chính sách đặc biệt cho các vùng cao để vùng này có sự phát triển hơn.

Khủng hoảng nhân lực ngành sư phạm

Bình luận của bạn:

*

*