Đau Lòng Khi Nhin Trẻ Mầm Non Bị Bạo Hành

Giáo dục mầm non chưa bao giờ được quan tâm nhiều như thời gian gần đây, lý do bởi có hàng loạt các vụ bạo lực trẻ mầm non đã được phanh phui khiến mọi người, kể cả người không có trẻ nhỏ đi học mẫu giáo cũng phải rùng mình.
Dư luận chắc vẫn chưa thể quên được những hình ảnh trong một clip quay được từ năm 2013, trong đó các cô bảo mẫu của một trường tư tại TP.HCM dùng tay bóp cổ, gì đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt trẻ để bắt các cháu ăn, nắm tóc cho chúi đầu vào trong thùng phuy đựng nước…Trong vài tháng gần đây, chuyện cô giáo ở Hải Phòng phạt trò nói chuyện riêng trong lớp bằng hình thức bắt uống nước giặt giẻ lau bảng, còn đang nóng thì lại xảy ra vụ bảo mẫu nhà trẻ ở Quảng Bình bạo hành, trói chân, nhét giẻ vào miệng trẻ. Một lần nữa chúng ta lại đặt ra vấn đề dạy trẻ về lòng tự trọng. Mới đây xã hội đang ồn ào vụ cô giáo ở TP HCM suốt 4 tháng liền lên lớp chỉ ghi trên bảng mà không “mở miệng” chỉ vì sợ trò ghi âm phát tán trên mạng. Rõ ràng không có chuyện gì là không thể xảy ra ngay cả trong ngành Giáo dục thì nó cũng bị biến dạng theo cách riêng của nó.Và những việc như này đúng là có 1 0 2 trên thế giới. Giáo viên mầm non là những người tiếp xúc với trẻ nhỏ thường xuyên, tuy trẻ em rất đáng yêu, dễ thương song công việc áp lực cao do trẻ nhỏ chưa nhận thức được nhiều về bản thân và xã hội, trẻ cuối khóc và không chịu ăn, đối với người lớn sẽ rất khó chịu. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có tâm với nghề thực sự. Bên cạnh đó việc các giáo viên không có đủ trình độ chuyên môn, nạn chạy hợp đồng, chạy việc, tham nhũng đang vẫn là vấn đề nhức nhối không chỉ với cái tên của nó mà người nghe cũng thổn thức. Cũng gần đây, ở huyện Krông Pách, tỉnh Đắc Lắk hơn 500 giáo viên được mấy đời chủ tịch huyện này ký hợp đồng phút chốc mất việc…Hiện tượng này, mấy năm lại đây không còn là cá biệt khi nó xuất hiện ở nhiều tỉnh thành từ nông thôn đến cả các thành phố lớn. Không hề thái quá khi có nhận xét rằng sự cố giáo dục đang xảy ra theo hướng lặp lại, ngày một dày đặc hơn và mức độ một nghiêm trọng hơn. Đó là hệ quả tất yếu từ những sức ép môi trường xã hội khi mà những bậc giá trị đang bị đảo lộn, đạo đức xã hội xuống cấp, xô lệch, gãy vụn, méo mó.

Xử lý trong hệ thống
Các chuyên gia giáo dục cho rằng: Nhà trường là nơi đào tạo, đội ngũ giáo viên phải có trách nhiệm về những lỗi của mình. Điều này hoàn toàn chính xác, cải cách giáo dục phải bắt đầu từ những tuyển chọn, đào tạo và sử dụng, đãi ngộ người thầy. Người Thầy chưa có nhân cách trí tuệ, thì không thể có sức cảm hóa và giải quyết mọi sự cố, xung đột.
Một khi người thầy chưa có đủ những tố chất cần thiết để trở thành nghề một người thấy tốt, có tâm mà chỉ muốn dựa vào nghề để kiếm bữa cơm manh áo, trang trải cho cuộc sống, một khi môi trường giáo dục còn nhếch nhác, chưa tạo được tâm thế, quyền uy cho cha mẹ, học trò. Thậm chí dẫn tới hệ lụy của ngày hôm nay là thầy cô đánh mắng học sinh.
Sau mỗi sự cố giáo dục nhà trường cùng ban lãnh đạo mới chỉ tìm cách giải quyết, đó chỉ là xử lý phần ngọn của vấn đề, chưa giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Vì thế vụ này chưa xong thì vụ khác lại xảy ra rồi, cứ như vậy nền giáo dục Việt Nam mãi chỉ trong cái vòng luẩn quẩn, không tiến bộ lên được.

Bình luận của bạn:

*

*