Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc học này có tác dụng to lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các bậc tiếp theo.
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách của con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó thì phải thực hiện toàn diện về mọi mặt. Giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu của ngành sư phạm mầm non.
Năm học 2014 -2015 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không ngồi nhầm lớp. Và thực hiện cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Xây dựng kế hoạch chuyên môn: trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học theo tháng, theo tuần. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường, qua đó ban giám hiệu sẽ theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo cụ thể.
Thành lập tổ chuyên môn: tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt, vì vậy cần chọn những thầy cô có khả năng sư phạm mầm non cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp để chỉ đạo phân công điều hành.
Quán triệt, chỉ đạo tích cực việc học thật – dạy thật – kết quả thật: Mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, họa động ngoài trời, hoạt động chiều, soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáo tạo của trẻ.
Học thật giúp trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.
Giáo viên luôn dõi theo sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng trẻ.
Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: nhà trường cấm tuyên truyền cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi văn hóa trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn.
Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên, chất lượng giáo dục trẻ ở bậc này có tốt thì đến khi lên bậc giáo dục tiểu học mới tốt. Muốn đạt được điều đó thì nhà trường phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.
Bình luận của bạn: