Bạn học được gì từ hệ trung cấp mầm non?

Khi theo học tại môi trường sư phạm mầm non, mỗi bạn sinh viên của chúng ta đều được lĩnh hội những khối kiến thức nhất định bao gồm cả phương pháp ứng xử, cách lên kế hoạch, thái độ làm việc… Cùng đi tìm hiểu về mảng kiến thức đó ở bài viết dưới đây.

1. Kiến thức chuyên ngành.

- Tìm hiểu về kiến thức giáo dục đại cương để biết cách vận dụng vào thực tiễn giáo dục sư phạm mầm non.

- HIểu biết cách xây dựng hệ thống giáo dục khoa học về bậc mầm non ở trình độ trung cấp sư phạm mầm non, cao đẳng để vận dụng tốt vào công tác chuyên môn.

- Hiểu biết và nắm chắc về mục tiêu giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình giáo dục trung cấp mầm non, biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục và có những phương pháp thúc đẩy tư duy, sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.

- Người học khối mầm non cần biết áp dụng kiến thức khoa học vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở mọi thời điểm, mọi đổi tượng khác nhau, bỏi trẻ cần có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

- Ngoài ra, bạn cũng cần có trình độ Tiếng anh TOEIC từ 350 trở lên, trình độ tin học đạt chứng chỉ loại IC3 hoặc MOS.

nhung ky nang su pham mam non duoc linh hoi

Những kỹ năng sư phạm mầm non được lĩnh hội.

2. Về Kỹ năng:

- Dạy khối mầm non sẽ có nhiều độ tuổi khác nhau vì vậy các cô giáo cần tìm hiểu và đánh giá chính xác mức độ phát triển tư duy của trẻ trong từng giai đoạn để có phương pháp giảng dạy hiểu quả.

- Soạn những giáo trình và biết cách tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp từng địa phương, từng khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

- Sáng tạo nhưng phương pháp giảng dạy mới để phát huy tích cực đáp ứng nhu cầu và kỹ năng của trẻ.

- Lập kế hoạch, định hướng sự phát triển phù hợp cho trẻ một cách khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi.

- Đánh giá hiệu quả từng phương pháp giảng dạy từ đó điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

- Quan sát, đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lý.

- Quản lý nhóm lớp một cách hiệu quả.

- Tạo sự hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và tham gia những cộng đồng trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ để có được nhiều phương pháp giảng dạy tốt.

- Mỗi giáo viên cần có khả năng tuyên truyền, phối hợp với từng gia đình trẻ, cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

- Tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non để nâng cao trình độ giảng dạy.

3. Thái độ:

- Ngành mầm non luôn đòi hỏi một tính kiên nhẫn, biết cương biết nhu, tức lúc cần nhún thì nhún lúc cần rắn thì sẽ rắn. Người học mầm non cần có những phẩm chất đạo đức tốt, thái độ hợp tác hài hòa với đồng nghiệp, phụ huynh, tôn trọng mọi nội quy quy định tại nơi làm việc, luôn cần có tính kỷ luật và trung thực cao.

- Phải luôn yêu thương trẻ trong mọi trường hợp, sẵn sàng đảm nhiệm mọi công việc được giao tại các cơ sở mầm non.

Bình luận của bạn:

*

*