Việc triển khai các phương pháp dạy học mới tại bậc giáo dục tiểu học đang bộc lộ nhiều yếu điểm; trong đó điển hình là phương pháp giáo dục với VNEN
VNEN là mô hình giáo dục kiểu mới xuất phát từ Colombia; mô hình này đã được phát triển,nhân rộng và thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới; mô hình này được các tổ chức UNESCO, Ngân hàng thế giới công nhận là mô hình hiệu quả và nên được nhân rộng.
Điều đó chứng tỏ mô hình VNEN là một mô hình chất lượng; tuy nhiên tại sao mô hình này khi áp dụng tại Việt Nam lại bộc lộ nhiếu thiếu sót như vậy?
Câu trả lời nằm ở 3 yếu tố : giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh.
Những chuyến tập huấn sơ sài
Rõ ràng, để triển khai một mô hình hoàn toàn mới mẻ như mô hình VNEN thì các giáo viên của chúng ta hoàn toàn lạ lẫm và không thể đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy. Các cuộc tập huẩn được tổ chức cũng chỉ giúp giáo viên có cái nhìn tóm lược về phương pháp chứ không thể giúp họ nắm bắt được vấn đề.
Thế nhưng cả việc tổ chức tập huấn cũng tồn đọng nhiều vấn đề
Mỗi khi triển khai phương pháp dạy học mới, từng Phòng GD&ĐT của mỗi huyện đều cử giáo viên đi tập huấn để tiếp thu. Tuy nhiên, mỗi huyện chỉ có 2 người đại diện được cử đi tập huấn. Bởi nếu số lượng nhiều hơn thì sẽ không lo đủ kinh phí. Điều đó có nghĩa là các trường cũng được tập huấn theo cách thức y như vậy.
Thử hỏi với hình thức tập huấn như vậy có đảm bảo cho các giáo viên nắm bắt được một mô hình hoàn toàn mới hay không?
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy học sinh nên việc mù mờ trong phương pháp giảng dạy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của việc dạy và học.
Điều kiện cơ sở vật chất
Điều ta thấy rõ ràng nhất là nhiều trường không được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,thiết bị, … vẫn phải triển khai mô hình VNEN; điều này dẫn đến việc giảm cả chất lượng dạy và học.
Có thể nói với phương pháp VNEN cần sách, thiết bị rất khác với mô hình truyền thống; do đó việc thiếu thiết bị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng.
Vấn đề của học sinh
Với mô hình VNEN học sinh được sắp xếp ngồi quay quần thành nhóm với khoảng 4-6 em/nhóm. Các bài học sẽ được học sinh tự tìm hiểu, trao đổi với nhau,tự kiểm tra … qua đó hiểu được vấn đề một cách chủ động; nếu gặp điều gì vướng mắc,khó giải quyết thầy cô sẽ giúp đỡ, hỗ trợ.
Thế nhưng một lớp học của ta quá đông, nơi ít cũng phải đến 35 em một lớp, nơi nhiều có khi lên đến 50-60 em một lớp . Như vậy một lớp sẽ có tầm 7-10 nhóm; với số lượng nhóm quá lớn như vậy sẽ khiến việc học không có nhiều hiệu quả.
Phương pháp VNEN giúp các em tự tin hơn, chủ động, xây dựng được phương pháp làm việc, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…
Tuy nhiên, trình độ học sinh trong một lớp lại không đồng đều dẫn đến các tác động tiêu cực không mong muốn. Do không có áp lực lưu ban nên áp dụng phương pháp tự học sẽ không mang lại nhiều kết quả cho các em.
Một số học sinh có lực học trung bình hoặc yếu kém nên không có khả năng tự học nên áp dụng dạy theo VNEN khiến các em mỗi ngày mỗi đuối dần.
Bình luận của bạn: