Những chú ý cho cô giáo sư phạm mầm non.

Nếu kể tới những ngành HOT trên thị trường hiện nay thì ngành mầm non không thể bỏ qua, các trường đào tạo hệ trung cấp sư phạm mầm non đang là điểm đến với nhiều hứa hẹn mang được sự thành công trong nghề giáo bởi đội ngũ cán bộ trẻ.

nhung chu y khi thi su pham mam non

Những chú ý khi thi sư phạm mầm non.

Thật vậy, một ngành hết sức cao quý trong mọi ngành đang thu hút được đông đảo các bạn trẻ theo học. Ngoài những kỹ năng được học tại trường thì các cô giáo mầm non trong tương lai cũng cần trau dồi thêm cho mình những khối kiến thức ngoài lề để có thêm nhiều phương pháp cũng như cách ứng xử với trẻ nhỏ, để có được những thuận lợi sau này.

- Thứ nhất: Các cô giáo sư phạm cần nắm chắc những kỹ năng bắt buộc:

Công việc Hát, múa, đọc truyện, làm đồ chơi, sử dụng nhạc cụ phổ thông đây là những điều kiện tiên quyết của một cô giáo mầm non được học khi vẫn còn ngồi trên ghế của nhà trường, và đây chính là những kỹ năng mà bắt buộc bạn cần phải nắm được thành thạo nếu muốn tiếp tục bước trên con đường “cô nuôi dạy trẻ”.

- Thứ hai: Học những kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ.

Muốn trở thành một cô giáo dạy trẻ mầm non giỏi đòi hỏi bạn phải có những chuyên môn và lòng yêu thương con trẻ, một giáo viên giỏi luôn có được điều này. Ngoài ra, các bạn cũng cần trau dồi thêm và hoàn thiện những khả năng ứng xử, giao tiếp với trẻ bằng cách học nâng cấp trình độ và những kỹ năng sư phạm ở lớp liên thông đại học.

- Thứ ba: Học cách giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh:

Một giáo viên hiểu biết luôn biết cách sắp xếp công việc và thiết lập những ứng xử với mọi người xung quanh đặc biệt là với phụ huynh và đồng nghiệp. Tạo được mối quan hệ với phụ huynh chính là một lợi thế cho việc dạy học của bạn bởi sao, thông qua được phụ huynh mà nắm bắt được tính cách của mỗi trẻ, sở thích của trẻ, từ đó có thể dễ dàng quản lý và nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất.

- Thứ tư: Trau dồi kỹ năng máy tính văn phòng để áp dụng vào việc soạn thảo văn bản.

Công việc dạy trẻ không phải là công việc nhàn nhã, nhưng cũng không có nghĩa là các cô chỉ cần sáng tới trường, tối đi về mà các cô cần có những soạn thảo bài giảng phù hợp với quy trình giảng dạy của từng lứa tuổi, mọi hoạt động cụ thể cho mỗi ngày giảng dạy, và nếu bạn là một cô giáo giỏi thì sẽ luôn biết cách làm mới bản thân bằng những phương pháp giảng dạy mới thể hiện trong những cuốn giáo án.

- Thứ năm: Học kỹ năng y tế, cách sơ cứu và hướng dẫn các trẻ nhỏ khắc phục tình huống khi có tai nạn xảy ra.

day tre cach so cuu khi gap tai nan

Dạy trẻ cách sơ cứu khi gặp tai nạn

 Ở nước Nhật, do nước họ hay có động đất xảy ra nên việc đầu tiên họ muốn dạy cho trẻ đó là cách xử lý khi có động đất xảy ra. Nhưng tại Việt Nam thì trường hợp đó hiếm xảy ra nên chúng ta có thể dạy con trẻ cách làm gì khi gặp tai nạn, hay làm gì khi bị đứt tay. Chính bản thân các cô cũng cần phải nắm rõ những phương pháp này để có những cách giảng dạy chính xác và thu hút con trẻ.

Thứ sáu: Sử dụng thành thạo tin văn phòng.

Giáo án của bạn soạn ra không thể giống như một mớ lộn xộn được, bạn cần học hết các kỹ năng sư phạm để có những phương pháp soạn thảo thông mình, lên kế hoạch, thu thập thông tin từ mạng internet,nắm bắt được những kỹ năng này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hơn với công việc giảng dạy của mình, cũng không phải tốn nhiều công sức và thời gian.

Ngoài những kỹ năng ở trên, nếu bạn muốn trở thành một cô giáo mầm non có chuyên môn tốt và dạy giỏi thì trong mỗi người luôn phải có những ý thức tự trau dồi, học tập để nâng cao hơn trình độ của mình thông qua những nghiệp vụ sư phạm ở bậc cao hơn, tham gia những khóa học bồi dưỡng để nâng cao trình độ giảng dạy của mình.

Bình luận của bạn:

*

*