Tìm hiểu mô hình trường học mới VNEN


Mô hình trường học mới VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được học như thế nào? Nếu gặp sự cố thì học sinh sẽ làm gì?Thầy cô sẽ hỗ trợ học sinh như thế nào là câu hỏi mà khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc

.

Mô hình VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được xuất phát từ mô hình trường học mới(EN) được thực hiện tại Colombia. EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ la tinh, và được coi là mô hình có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước phát triển nên vận dụng.

Theo mô hình VNEN, học sinh sẽ tự học theo hình thức cá nhân, nhóm. Sự học của học sinh đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến tri thức mới rồi thực hành, vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.

mo hinh tieu hoc vnen

lớp học tiểu học theo mô hình VNEN

Nếu như theo cách giáo dục truyền thống thì giáo viên sẽ vận dụng kiến thức sư phạm tiểu học của mình để giảng giải kiến thức có sẵn cho học sinh, hoặc nêu câu hỏi vấn đáp cho các em trả lời, từ đó rút ra bài học cần thiết. Theo cách học này, học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt, do kết quả học thường kém bền vững, tư duy không được phát triển ở mức độ cần thiết.

Còn đối với mô hinh VNEN, học sinh ở bậc giáo dục tiểu học được tìm hiểu, chỉ dẫn để tự rút ra kết luận. Quá trình này nếu gặp phải những khó khăn nào đó, học sinh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên và sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Sự khác biệt ở đây là dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, học sinh có thể tự phát hiện và tìm ra kiến thức và tự hình thành kỹ năng, thái độ thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp các em được phát triển tư duy, học tập theo năng lực của mình, hình thành được những kỹ năng sống thiết yếu như giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phối hợp làm việc nhóm.

Để việc tự học của học sinh đạt hiệu quả tốt cần những điều kiện nhất định như :  sĩ số học sinh phải vừa phải không quá đông để thuận lợi cho việc tổ chức nhóm; thầy cô phải vận dụng khả năng sư phạm tiểu học của mình để hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết phù hợp với trình độ của các em; học sinh phải có những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để tự học bài mới và học sinh được giáo viên hỗ trợ kịp thời, đúng mức khi gặp khó khăn.

Ngược lại, việc tự học sẽ gặp khó khăn nếu lớp có sĩ số quá đông, điều đó khiến cho giáo viên không nắm được trình độ của từng học sinh trong lớp để đưa ra nội dung hướng dẫn. Hay giáo viên không kịp thời phát hiện ra những khó khăn mà học sinh gặp phải để hỗ trợ.

Mô hình VNEN thật sự là một cơ hội để chúng ta biến lý luận thành thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và kết quả giáo dục. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện được thì Việt Nam cũng làm được. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần đẩy mạnh triển khai nhân rộng mô hình này ra và ngành sư phạm tiểu học cũng nên tìm hiểu về phương pháp giáo dục VNEN này.

 

Bình luận của bạn:

*

*