Học trung cấp mầm non chính quy đang có sức thu hút lớn đối với các bạn yêu thích sư phạm trước kì thi đại học. Nếu thích việc dạy học, bạn có nhiều lựa chọn để đứng trên bục giảng.
Giáo dục nước ta so với các giáo dục trên nhiều thế giới còn nhiều nhược điểm, tốc độ cập nhật các thành tựu khoa học kĩ thuật còn chậm. Với tinh thần tiếp thu sai sót, sửa chữa chương trình đào tạo, cải cách sách giáo khoa, nhiều điểm bất cập trước đây đang dần được khắc phục. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho thầy và trò trong giảng dạy và học tập. Bên cạnh những mặt tích cực trên, giáo dục muốn tiếp tục phát triển, cũng cần chú ý tới đội ngũ giáo viên- những người trực tiếp đào tạo thế hệ tương lai đất nước.
Vui buồn chuyện giáo viên
Giáo viên tiểu học dạy trẻ học đọc, học viết, giáo viên trung học, đai học dạy học sinh kiến thức, kĩ năng. Mỗi cấp học lại có những yêu cầu khác nhau, giáo viên có kiến thức, chuyên môn, còn phải có lòng yêu nghề, yêu trò.
Học sinh không phải lúc nào cũng ngồi yên trong lớp, không phải lúc nào cũng đến lớp học chỉ ghi chép, làm bài tập. Học trò hay bày trò nghịch ngợm.Thầy cô đến lớp, nhìn lũ trò tinh quái, bày trò đùa quậy phá có thể quát tháo mắng mỏ, cũng có thể nghiêm khắc chỉ bảo. Tùy hoàn cảnh gặp, tùy mức độ nghịch của học sinh mà hành xử.
Liên thông đại học, cô Tâm, trước từng học trung cấp sư phạm, nay là giáo viên trung học phổ thông. Cô từng dạy học cho một nhóm học sinh trung học một trường tư cho biết hồi mới ra trường nhận lớp, ngày đầu tiên vào lớp dạy học, cô đã gặp phải tình huống không ngờ tới. Một cậu học sinh đến lớp muộn, theo cậu ấy nói là xe thủng săm. Cô chỉ nhắc nhở em lần sau trước khi đi học, kiểm tra xe trước khi đi học. Cậu này không những không cảm ơn, còn tức giận nói vô lễ với cô. Hôm đó cô cảm thấy khá bất ngờ vì chưa nghĩ tới tình huống này. Cô chia sẻ, lúc học trên trường mình cũng có những lúc phản bác lại ý kiến thầy giáo, nhưng bản thân cô chưa bao giờ vô lễ với thầy giáo như cậu bé đó vậy. Thế mới biết dạy học không phải chỉ truyền đạt kiến thức, còn phải uốn nắn học sinh, đưa các em vào khuôn khổ lễ nghĩa.
Một chuyện khác, thầy Đức, giảng viên đại học công đoàn. Thầy có thâm niên dạy học tại trường gần 12 năm. Thầy rất thích những cậu học sinh tính tình hoạt bát. “Những trò đó hay bày trò nghịch ngợm nhưng cũng là tâm điểm nhiều cuộc vui”. Một hôm đến lớp học, không có ai ở lớp, thầy thấy trên bàn có chiếc hộp, ghi rõ tên thầy. Mở hộp ra hộp không có thứ gì. Nhưng nhìn mặt dưới nắp hộp, thấy hình con chim đang đập cánh. Thầy nhớ ra sắp đến ngày kỉ niệm trường, hôm trước có bạn xin giờ cho lớp tập văn nghệ nhưng khồng nói học lớp nào. “Dạy học cũng có kỉ niệm vui chứ”- thầy Đức tâm sự.
Không phải ai cũng chọn sư phạm ngay từ đầu
Một sinh viên học Học viện Tài chính cho biết cậu không thích học kinh tế, trước do có người nhà làm ngân hàng nên cậu định ra trường nhờ xin việc. Không may lúc học các môn trong trường cậu thấy chán quá, ngày ngày đến lớp nghe giảng, chiều về làm bài tập. Học trên trường đã vậy, đến khi đi làm, đến cơ quan, ngày làm 8 tiếng theo công việc được giao. Cậu không thích môi trường đó nên quyết định chọn cái gì khác mới mẻ hơn.
Văn bằng 2 mầm non khiến cậu học sinh cảm thấy rất tâm đắc. Cậu thích môi trường mình được chủ động làm theo ý mình, tiếp xúc với trẻ em cũng làm cậu thấy vui vẻ hơn. Đi dạy học trường tư còn đem lại cho cậu khoản tiết kiệm nho nhỏ.
Trên đây là những câu chuyện nho nhỏ về công việc dạy học. Nếu bạn đang học lớp 12 và thích học sư phạm, các bạn hãy đăng kí trong kì thi đại học sắp tới nhé.
Bình luận của bạn: