sư phạm tiểu học

18 điểm trở lên mới đậu vào ngành sư phạm mầm non

Ngành sư phạm mầm non và ngành sư phạm tiểu học đang là hai ngành hot trong năm nay với lượng hồ sơ đăng kí dự thi đông. Vì thế nhiều trường đã dự kiến điểm chuẩn năm 2017 sẽ tăng cao

>Vì sao bộ đội thích lấy vợ giáo viên?

>Thi năng khiếu ngành sư phạm mầm non không hề khó

Điểm chuẩn ngành sư phạm mầm non và tiểu học tăng cao là do các thí sinh phải “chọi” nhiều. Sau khi thống kê lượng hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh, các trường sư phạm nằm trong nhóm trường có nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển. Nhưng thực tế cho thấy, ngành sư phạm mầm non và ngành sư phạm tiểu học có rất nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển những ngành sư phạm nói chung thì lượng hồ sơ nộp vào lại vô cùng ít.

Tại trường sư phạm Hà Nội ông Phó Hiệu trưởng PGS.TS Đặng Xuân Thư đưa ra nhận định, điểm chuẩn các ngành vào trường năm nay phụ thuộc vào rất nhiều đề thi , chất lượng làm bài của các thí sinh, quá trình chấm điểm thi… tuy nhiên hai ngành sư phạm mầm non và sư phạm tiểu học có nhiều thí sinh đăng kí dự thi nhiều. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành sư phạm mầm non là 17 điểm đến 17.5 , năm nay do nhiều thí sinh đăng kí xét tuyển nên dự kiến điểm chuẩn của trường có thể lên đến 18 điểm

Theo bộ GD-ĐT ngành sư phạm mầm non chỉ là xu hướng

Xu hướng học ngành sư phạm mầm non đang được rất nhiều bạn quan tâm. Nhận thấy rằng đời sống xã hội ngày càng được cải thiện cũng là lúc nhu cầu gửi con của các ông bố bà mẹ vào các trường mầm non ngày tăng cao. Chính vì thế nguồn nhân lực ngành sư phạm mầm non ngày càng khan hiếm. Nhận ra được xu thế của ngành mầm non nhiều bạn trẻ đã đăng kí xét tuyển vào các trường sư phạm mầm non.

Nhưng cũng như bao các ngành khác, vào những năm 2003-2012 là những năm mà các ngành tài chính kế toán ngân hàng lên ngôi, nhà ai mà có con học những ngành đó thì chắc chắn mai sau ra trường sẽ có việc, nhưng thực tế cho thấy từ những năm 2013 trở đi ngành kế toán ngân hàng đã không còn chỗ đứng nhiều bạn ra trường cầm tấm bằng ngân hàng hay tài chính trên tay mà phải đi làm công nhân

Vì thế ngành sư phạm mầm non hay sư phạm tiểu học cũng chỉ là ngành có xu hướng tạm thời. Có thể lúc các bạn đang học trong trường, ngành của các bạn là ngành đang thiếu nhân lực nhưng đến khi ra trường thì ngành đấy lại “thừa thãi” với xã hội. Nên các bạn hãy cân nhắc trước khi nộp hồ sơ xét tuyển vào những trường đại học mà mình mong muốn.

cac ban thi sinh nop ho so vao nganh su pham mam non

các bạn thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành sư phạm mầm non

Với những bạn có mong ước được trở thành những giáo viên mầm non tương lai mà điểm số lại thấp thì các bạn có thể học trung cấp cao đẳng rồi liên thông đại học. Khi học liên thông các bạn sẽ có tấm bằng giá trị ngang với bằng đại học nên cơ hội nghề nghiệp sẽ dễ hơn.

So với điểm chuẩn các ngành mầm non và tiểu học thì điểm chuẩn các ngành y dược bác sĩ cũng tăng rất cao so với năm trước. Ngành bác sỹ y dược cũng là một ngành vô cùng khan hiếm nhân lực, không những thế thu nhập của các bác sỹ không hề nhỏ.

Lưu

Những hạn chế khi triển khai mô hình vnen

Việc triển khai các phương pháp dạy học mới tại bậc giáo dục tiểu học đang bộc lộ nhiều yếu điểm; trong đó điển hình là phương pháp giáo dục với VNEN

VNEN là mô hình giáo dục kiểu mới xuất phát từ Colombia; mô hình này đã được phát triển,nhân rộng và thành công tại rất nhiều nơi trên thế giới; mô hình này được các tổ chức UNESCO, Ngân hàng thế giới công nhận là mô hình hiệu quả và nên được nhân rộng.

Điều đó chứng tỏ mô hình VNEN là một mô hình chất lượng; tuy nhiên tại sao mô hình này khi áp dụng tại Việt Nam lại bộc lộ nhiếu thiếu sót như vậy?

Câu trả lời nằm ở 3 yếu tố : giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh.

Những chuyến tập huấn sơ sài

Rõ ràng, để triển khai một mô hình hoàn toàn mới mẻ như mô hình VNEN thì các giáo viên của chúng ta hoàn toàn lạ lẫm và không thể đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy. Các cuộc tập huẩn được tổ chức cũng chỉ giúp giáo viên có cái nhìn tóm lược về phương pháp chứ không thể giúp họ nắm bắt được vấn đề.

Thế nhưng cả việc tổ chức tập huấn cũng tồn đọng nhiều vấn đề

Mỗi khi triển khai phương pháp dạy học mới, từng Phòng GD&ĐT của mỗi huyện đều cử giáo viên đi tập huấn để tiếp thu. Tuy nhiên, mỗi huyện chỉ có 2 người đại diện được cử đi tập huấn. Bởi nếu số lượng nhiều hơn thì sẽ không lo đủ kinh phí.  Điều đó có nghĩa là các trường cũng được tập huấn theo cách thức y như vậy.

Thử hỏi với hình thức tập huấn như vậy có đảm bảo cho các giáo viên nắm bắt được một mô hình hoàn toàn mới hay không?

Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy học sinh nên việc mù mờ trong phương pháp giảng dạy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của việc dạy và học.

Điều kiện cơ sở vật chất

Điều ta thấy rõ ràng nhất là nhiều trường không được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,thiết bị, … vẫn phải triển khai mô hình VNEN; điều này dẫn đến việc giảm cả chất lượng dạy và học.

vnen

một lớp học tiểu học the0 mô hình vnen

Có thể nói với phương pháp VNEN cần sách, thiết bị rất khác với mô hình truyền thống; do đó việc thiếu thiết bị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng.

Vấn đề của học sinh

Với mô hình VNEN học sinh được sắp  xếp ngồi quay quần thành nhóm với khoảng  4-6 em/nhóm. Các bài học sẽ được học sinh tự tìm hiểu, trao đổi với nhau,tự kiểm tra … qua đó hiểu được vấn đề một cách chủ động; nếu gặp điều gì vướng mắc,khó giải quyết  thầy cô sẽ giúp đỡ, hỗ trợ.

Thế nhưng một lớp học của ta quá đông, nơi ít cũng phải đến 35 em một lớp, nơi nhiều có khi lên đến  50-60 em một lớp . Như vậy một lớp sẽ có tầm 7-10 nhóm; với số lượng nhóm quá lớn như vậy sẽ khiến việc học không có nhiều hiệu quả.

Phương pháp VNEN giúp các em tự tin hơn, chủ động, xây dựng được phương pháp làm việc, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Tuy nhiên, trình độ học sinh trong một lớp lại không đồng đều dẫn đến các tác động tiêu cực không mong muốn. Do không có áp lực lưu ban nên áp dụng phương pháp tự học sẽ không mang lại nhiều kết quả cho các em.

Một số học sinh có lực học trung bình hoặc yếu kém nên không có khả năng tự học nên áp dụng dạy theo VNEN khiến các em mỗi ngày mỗi đuối dần.

Danh sách các trường tuyển sinh văn bằng 2 mầm non, tiểu học năm 2016

dai-hoc-thu-do

logo-dai-hoc-thu-do(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

(VĂN BẰNG 2 HỆ CHÍNH QUY)

Xét tuyển chuyên ngành:

  • Sư phạm mầm non
  • Sư phạm tiểu học

 

Thời gian đào tạo:

– 1.5 năm (3 học kỳ)

– Lớp học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

Xem chi tiết thông báo tại đây


cao-dang-sphd

caodangsuphamhaiduong

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HẢI DƯƠNG

TUYỂN SINH SƯ PHẠM MẦM NON, SƯ PHẠM TIỂU HỌC NĂM 2016

( Văn bằng 2 hệ chính quy năm 2016 )

Xét tuyển chuyên ngành:

  • Sư phạm mầm non
  • Sư phạm tiểu học

Thời gian đào tạo:

– 1.5 năm (3 học kỳ)

– Lớp học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

Xem chi tiết thông báo tại đây


trung-cap-tong-hop-ha-noi

trung cap tong hop

TRƯỜNG TRUNG CẤP TỔNG HỢP

THÔNG BÁO XÉT TUYỂN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

(VĂN BẰNG 2 HỆ CHÍNH QUY)

Xét tuyển chuyên ngành:

  • Sư phạm mầm non

Thời gian đào tạo:

  •  1 năm (tương đương 12 tháng)

Xem chi tiết thông báo tại đây

Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Mầm Non, Tiểu Học – Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hải Dương

cao-dang-sphdcaodangsuphamhaiduong

THÔNG BÁO

TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 SƯ PHẠM MẦM NON, TIỂU HỌC

– Trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương thông báo tuyển sinh:

 Căn cứ công văn số 8201/SGD&ĐT – GDCN ngày 01/08/2013 của Sở giáo dục và đào tạo V/v cho phép trường Cao đẳng sư phạm Hải Dương được đào tạo văn bằng 2 ngành Sư phạm Mầm non, sư phạm tiểu học hệ chính quy cho đối tượng đã tốt nghiệp từ TCCN chính quy trở lên của các ngành đào tạo khác.

I. NGÀNH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO:

– Sư phạm Mầm Non

– Sư phạm Tiểu Học

II. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

– Là những người đã có ít nhất 1 bằng tốt nghiệp hệ Đại học, Cao đẳng, Cao đẳng Nghề, Trung cấp, Trung cấp nghề của tất cả các trường và tất cả các chuyên ngành.

III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO HỆ VĂN BẰNG 2

+ Thời gian 02 năm đối với chuyên ngành sư phạm mầm non

+ Thời gian 02 năm đối với chuyên ngành sư phạm tiểu học

IV. BẰNG CẤP VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM:

– Sinh viên hoàn thành khoá học sẽ được cấp bằng Cao Đẳng chính quy của Bộ GD&ĐT.

– Sinh viên sẽ được học liên thông lên Đại học hệ chính quy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

– Sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi sẽ được giới thiệu việc làm tại các trường học tại địa bàn Hà Nội.

V. HỒ SƠ XÉT TUYỂN GỒM CÓ:

– 1 bộ hồ sơ học sinh, sinh viên theo mẫu của Bộ GD&ĐT (có dấu xác nhận của UBND xã, phường.

-Bằng, bảng điểm Trung cấp/ Cao đẳng/ Đại học phô tô công chứng

– Bản sao bằng tốt nghiệp THPT (photo công chứng)

– Học bạ (photo công chứng)

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Chứng minh thư (photo công chứng)

– 04 ảnh cỡ 4×6 (có ghi rõ họ tên, ngày sinh phía sau ảnh)

– Giấy tờ ưu tiên (nếu có).

– 02 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại người nhận.

+ Xem thêm: Danh sách các trường tuyển sinh Văn Bằng 2 Mầm Non, Tiểu Học năm 2019

Học văn bằng 2 mầm non- tiểu học

Với tình trạng thất nghiệp hiện nay của sinh viên đại học- đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm thì việc học văn bằng 2 mầm non hoặc tiểu học một ngành dễ xin việc là lựa chọn của nhiều người.

Hiện nay, tình trạng thất nghiệp nhân lực trình độ cao là một điều đáng báo động: đến quý 3 năm 2015 có đến 225 500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp; điều này nói nên thực trạng thừa nhân lực chất lượng cao do cung vượt quá cầu. Nhiều bạn trẻ hiện nay không có định hướng cụ thể mà theo học những ngành hot khiến các ngành học đó thừa nhân lực vì đào tạo vượt quá nhu cầu của ngành.

Cử nhân

tình trạng cử nhân thất nghiệp đáng báo động

Ngành sư phạm cũng nằm trong số các ngành thừa nhân lực khi mà lượng trường lớp không tăng nhiều nhưng lượng sinh viên mới ra trường lại lên đến hàng nghìn sinh viên. Con số này lại tập chung tại các khối hot như khối trung học cơ sở và khối trung học phổ thông khiến các khối này luôn thừa giáo viên. Ngược lại, khối sư phạm mầm nonsư phạm tiểu học lại thiếu giáo viên; điều này dẫn đến việc hai khối này dễ xin việc hơn.
Nhiều bạn học sư phạm sau khi ra trường đã xin học văn bằng 2 sư phạm mầm nonvăn bằng 2 sư phạm tiểu học là minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng này.

giáo dục mầm non

giáo viên mầm non

Nhằm đáp ứng yêu cầu của những người đi làm mà muốn nâng cao kiến thức để lấy bằng sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học trường cao đẳng sư phạm Hà Nội nay là trường đại học thủ đô Hà Nội đã mở các khóa đào tạo về văn bằng 2 sư phạm mầm non và văn bằng 2 sư phạm tiểu học. Khóa học là cơ hội cho các bạn học các ngành khác nhưng muốn theo nghề mầm non có cơ hội được theo nghề.
Hệ văn bằng 2 mầm non tuyển sinh tất cả các sinh viên đã có một bằng đại học tại bất cứ chuyên ngành nào; điều đó có nghĩa là bạn không cần phải học sư phạm vẫn có cơ hội học mầm non.
Nhà trường sẽ tổ chức thi theo hình thức xét tuyển; nghĩa là các thí sinh sẽ không phải thi mà nhà trường sẽ tuyển dựa trên hồ sơ của thí sinh. Đối với ngành sư phạm tiểu học sẽ xét tuyển môn văn và toán, với ngành sư phạm mầm non thì xét tuyển môn văn và thi năng khiếu như hát, kể chuyện, đọc diễn cảm.
Thời gian đào tạo 1 năm, lớp học và thi vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.
Kinh phí đào tạo được tính theo quy định hiện hành của nhà nước.

  Những bước đột phá mới của bậc giáo dục tiểu học


Giáo dục tiểu học là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân. Những năm qua Bộ GD & ĐT đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục trong đó mô hình trường học mới và thay đổi đánh giá học sinh tiểu học là những bước tiến quan trọng.

Trong những năm gần đây giáo dục tiểu học ngày càng được xã hội quan tâm chú ý bởi những thay đổi tích cực trong việc đào tạo chất lượng học sinh. Mô hình VNEN  và thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học được Bộ GD & ĐT áp dụng đang gặt hái được những hiệu quả tích cực.

giáo-dục-mầm-non1

giáo dục mầm non có nhiều đổi mới

Theo Bộ GD & ĐT, mô hình trường học mới  VNEN được thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh là trung tâm, vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy học và cách đánh giá.

Kết quả triển khai trong những năm qua cho thấy học sinh ở bậc giáo dục tiểu học tự tin hơn, tích cực và tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học, hình thành những thói quen làm việc nhóm, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập.

Cùng với mô hình VNEN, việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 cũng được coi là giải pháp đổi mới quan trọng. Trong đó giáo viên không chấm điểm thường xuyên hàng ngày, hằng tuần mà là quan sát các biểu hiện trong quá trinh học tập để nhận xét sự hình thành và phát triển của học sinh. Phương pháp đánh giá mới này đã góp phần thay đổi căn bản cách dạy học trong trường tiểu học, giúp giáo viên đổi mới phương pháp sư phạm tiểu học.

Tuy là có những chuyển biến tích cực nhưng quá trình đổi mới giáo dục tiểu học cũng cho thấy những điểm bất cập. Đối với mô hình VNEN một số giáo viên còn triển khai lớp học một cách máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo. Công tác quản lý ở một số cơ sở giáo dục chưa kịp thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách day, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách ngoài quy định gây áo lực cho giáo viên..

Đối với thông tư 30 vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều giáo viên còn nhận thức theo dạng quy đổi từ đánh giá bằng điểm sang nhận xét dẫn đến việc đưa ra những nhận xét chung chung chưa chỉ ra được điểm mạnh, yếu của học sinh và ít có tinh thần khích lệ.

Theo bộ GD & ĐT, để triên khai mô hình VNEN và thay đổi cách đánh giá học sinh ở bậc giáo dục tiểu học góp phần thực hiện thành công việc đổi mới, toàn ngành sẽ tập trung tập huấn nâng cao năng lực sư phạm tiểu học cho cán bộ giáo viên và tổ chức hỗ trợ, bồi dưỡng thông qua dự giờ và sinh hoạt chuyên môn thường kỳ.

Tìm hiểu mô hình trường học mới VNEN


Mô hình trường học mới VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được học như thế nào? Nếu gặp sự cố thì học sinh sẽ làm gì?Thầy cô sẽ hỗ trợ học sinh như thế nào là câu hỏi mà khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc

.

Mô hình VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được xuất phát từ mô hình trường học mới(EN) được thực hiện tại Colombia. EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ la tinh, và được coi là mô hình có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước phát triển nên vận dụng.

Theo mô hình VNEN, học sinh sẽ tự học theo hình thức cá nhân, nhóm. Sự học của học sinh đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến tri thức mới rồi thực hành, vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.

mo hinh tieu hoc vnen

lớp học tiểu học theo mô hình VNEN

Nếu như theo cách giáo dục truyền thống thì giáo viên sẽ vận dụng kiến thức sư phạm tiểu học của mình để giảng giải kiến thức có sẵn cho học sinh, hoặc nêu câu hỏi vấn đáp cho các em trả lời, từ đó rút ra bài học cần thiết. Theo cách học này, học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt, do kết quả học thường kém bền vững, tư duy không được phát triển ở mức độ cần thiết.

Còn đối với mô hinh VNEN, học sinh ở bậc giáo dục tiểu học được tìm hiểu, chỉ dẫn để tự rút ra kết luận. Quá trình này nếu gặp phải những khó khăn nào đó, học sinh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên và sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Sự khác biệt ở đây là dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, học sinh có thể tự phát hiện và tìm ra kiến thức và tự hình thành kỹ năng, thái độ thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp các em được phát triển tư duy, học tập theo năng lực của mình, hình thành được những kỹ năng sống thiết yếu như giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phối hợp làm việc nhóm.

Để việc tự học của học sinh đạt hiệu quả tốt cần những điều kiện nhất định như :  sĩ số học sinh phải vừa phải không quá đông để thuận lợi cho việc tổ chức nhóm; thầy cô phải vận dụng khả năng sư phạm tiểu học của mình để hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết phù hợp với trình độ của các em; học sinh phải có những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để tự học bài mới và học sinh được giáo viên hỗ trợ kịp thời, đúng mức khi gặp khó khăn.

Ngược lại, việc tự học sẽ gặp khó khăn nếu lớp có sĩ số quá đông, điều đó khiến cho giáo viên không nắm được trình độ của từng học sinh trong lớp để đưa ra nội dung hướng dẫn. Hay giáo viên không kịp thời phát hiện ra những khó khăn mà học sinh gặp phải để hỗ trợ.

Mô hình VNEN thật sự là một cơ hội để chúng ta biến lý luận thành thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và kết quả giáo dục. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện được thì Việt Nam cũng làm được. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần đẩy mạnh triển khai nhân rộng mô hình này ra và ngành sư phạm tiểu học cũng nên tìm hiểu về phương pháp giáo dục VNEN này.

 

Giáo dục tiểu học: việc học thêm bao giờ mới kết thúc?


Mặc dù Bộ GD&ĐT đã ra chỉ thị tới các địa phương là chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm ở bậc giáo dục tiểu học nhưng mà khi nhu cầu về việc học thêm vẫn còn nhiều và nhận thức của phụ huynh và giáo viên chưa được cải thiện thì có thực hiện được không?

Không chỉ ở bậc giáo dục tiểu học việc học thêm đều xuất hiện ở tất cả các cấp học kể cả ở bậc giáo dục mầm non.

Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị 5105 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học. Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Với trường và lớp dạy học 1 buổi/ ngày thì chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh 2 buổi/ ngày, không giao bài tập ngoài sách giáo khoa.

suphamtieuhoc

Bên cạnh đó, để khắc phục được tình trạng dạy thêm, học thêm, nhiều lệnh cấm đã được ban hành. Khối giáo dục tiểu học sẽ không được tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi, các cuộc thi trí tuệ. Thực hiện nghiêm túc việc nghiệm thu chất lượng giáo dục và bàn giao học sinh từ lớp dưới lên lớp trên, từ cấp thấp lên cấp cao, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6.

Cấm là một chuyện còn có thực hiện được không lại là một chuyện khác khi mà phụ huynh và giáo viên vẫn chưa thay đổi được nhận thức. Một số thấy cô đưa ra lý do con học yếu, tiếp thu chậm để đánh vào tâm lý phụ huynh để họ cho con theo học những lớp học thêm buổi tối và ngoài giờ lên lớp.

Bên cạnh đó cũng không thể nhắc đến tình trạng của phụ huynh thấy con nhà người ta đi học thì cũng phải cho con mình đi học, không sợ con em mình không theo kịp bạn bè và sợ bị cô giáo trù và cho vào danh sách đen không quan tâm đến nữa. Từ đó ta có thể thấy có cung thì ắt có cầu quy luật tự nhiên trong cuộc sống.

Và còn một lý do nữa là chương trình học của bậc giáo dục tiểu học phụ huynh cho là khó và cũng không có nhiều thời gian để chỉ dạy cho con nên cho con vào các lớp học thêm bên ngoài cũng là một lựa chọn. Các em học ở các trường chuyên thì được coi như là học trên sách vở chưa đủ phải học thêm những thứ bên ngoài nữa để bổ sung kiến thức, học ngày học đêm để đạt được mục tiêu và ước vọng của cha mẹ đề ra.

Thế nên, việc đổi mới giáo dục, giảm tải cho học sinh ở bậc giáo dục tiểu học không chỉ đến từ việc thay đổi chương trình sách giáo khoa mà còn phụ thuộc phần lớn vào con người. Chính thầy cô, bố mẹ đang bắt trẻ học quá tải, đặt kỳ vọng quá lớn vào con em mình để rồi các em phải nhoai lưng ra gánh vác. Các em đang trong thời kỳ phát triển, các em cần được vui chơi và cảm nhận cuộc sống chứ không chỉ là suốt ngày ngồi trong 4 bức tường nghe cô giáo giảng bài rồi gục đầu vào sách vở viết và viết.

Giáo dục tiểu học và môn lịch sử


Ở cấp giáo dục tiểu học môn lịch sử là môn học không thể thiếu. Môn học này cung cấp cho các em các kiến thức về sự hình thành và phát triển nhà nước ta qua các thời kì, dạy các em phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước

.

Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật thì không thể gọi là lịch sử.

giaoductieuhoc

Nếu như ngày xưa môn lịch sử ở cấp giáo dục tiểu học được học dưới dạng những câu chuyện gọi là môn truyện kể lịch sử. Ở đó học sinh được tiếp thu các kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn qua các câu chuyện kể về các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử. Học sinh cũng chỉ cần nhớ tên danh nhân, các mốc lịch sử, các địa danh lịch sử tên các sự kiện quan trọng.

Mỗi bài học được thiết kế một cách ngắn gọn, dễ hiểu như một bài tập đọc có nội dung lịch sử, như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, Dẹp loạn 12 sứ quân, Yết Kiêu, chặt cánh tay phá đồn địch …Chính vì thế mà tiết học trở nên thu hút học sinh và giúp học sinh nhớ lâu hơn.

Hiện nay, ở cấp giáo dục tiểu học môn lịch sử được tích hợp với môn địa lý, nội dung chương trình của phân môn lịch sử còn sơ sài, cứng nhắc.

Các em mới có 10, 11 tuổi mà đã bắt các em nắm kiến thức lịch sử một cách hệ thống như người lớn. Các em phải nắm được các kiến thức lịch sử theo từng thời kỳ, các diễn biến trận đánh, các ý nghĩa của từng sự kiện lịch sử.

Nội dung các bài học môn lịch sử lại khô khan, gần như chỉ là cung cấp kiến thức cứng nhắc mà không có các chi tiết, các câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Chính vì thế mà học sinh cũng không có hứng thú khi học môn này, các em nhanh chóng quên đi những kiến thức được học.

Còn một điều nữa phải nói đến là phương pháp sư phạm tiểu học của các thầy cô đối với môn lịch sử này. Các thầy cô vẫn còn chưa đổi mới được phương pháp dạy: thầy cô hoặc một bạn nào đó sẽ đọc bài, sau đó thầy cô sẽ cho trả lời các câu hỏi được đặt ra ở cuối sách giáo khoa và đưa ra kết luận và đọc phần tóm tắt kiến thức cuối bài.

Việc sử dụng các đồ dùng học tập trong môn này cũng bị hạn chế, dù là có các tranh ảnh , các bản đồ về các trận chiến nhưng cũng rất ít khi được các thầy cô giáo sử dụng.

Nhiều trường còn được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu để phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử, nhưng đối với môn lịch sử máy chiếu được sử dụng cũng chỉ là ở các giờ dạy thi giáo viên giỏi hay kiểm tra của các cấp quản lý.

Và một lý do nữa là ở cấp giáo dục tiểu học các thầy cô chỉ chú tâm đến môn tiếng việt và môn toán là nhiều, nên môn lịch sử cũng như các môn học khác chỉ dạy cho xong chương trình chứ không được chú trọng nhiều.

Để có được một kết quả tốt với môn lịch sử ở cấp giáo dục tiểu học này thì Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa sao cho phù hợp và gây được sự hứng thú với các em. Về mặt giáo viên thì các thầy cô nên đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn học này làm sao để truyền đạt tất cả kiến thức một cách bài bản và khoa học.

 

 

 

Tự hào là người mẹ thứ hai của trẻ.


Ngành sư phạm mầm non  là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ hiện đang ngồi trên ghế nhà trường. Thậm chí những bạn chưa tốt nghiệp cấp 3 đã dự định sẽ đăng ký thi ngành này.

Do đặc tính của ngành không đòi hỏi quá cao về trí thông minh của các bạn, chỉ cần các bạn có lòng yêu nghề, lòng quyết tâm thì cái gì cũng sẽ trở lên đơn giản.

Bạn hiểu gì về ngành sư phạm mầm non?

sp mam non 1

giáo viên mầm non

Để là một thành viên của ngôi nhà sư phạm thì bạn cần phải tìm hiểu về ngành thi khối gì, chọn trường trung cấp mầm non nào, những môn thi là môn nào, sau đó bạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi và thi tuyển những môn cơ sở do ngành quy định.

Khi bạn thi đỗ và được vào trường học, bạn sẽ được học rất nhiều kiến thức về trẻ. Trường nào cũng vậy đều có đội ngũ giáo viên giảng dạy kinh nghiệm lâu năm sẽ truyền đạt kiến thức cho các bạn. Bạn sẽ được học những môn như giáo dục học, tâm lý học trẻ em, …. những môn học này giúp bạn hiểu được trẻ cần gì, muốn gì….

Tự hào là người mẹ thứ hai của trẻ

  • Là một giáo viên mầm non đứng lớp, là người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với trẻ. Bạn hiểu rõ trẻ hơn ai hết. Nhiều khi biết là công việc rất áp lực, mệt mỏi bởi tiếng hò hét, tiếng khóc, … của trẻ nhưng lòng yêu trẻ của bạn lúc nào cũng dâng trào khiến bạn gắn bó với nghề lâu dài hơn.
  • Bạn biết và tránh được cho bé vào những ngày thời tiết thay đổi bé thường mắc những bệnh như ho, hắt hơi xổ mũi, viêm họng,…
  • Là người thường xuyên giải đáp, hướng dẫn thắc mắc của trẻ. Nhiều khi trẻ hỏi những câu hỏi rất tò mò bạn là người giải thích cho bé hiểu nó như thế nào. Bạn là người dạy trẻ biết vâng lời người lớn tuổi hơn mình, khi gặp người lớn phải chào hỏi, muốn đi đâu phải xin phép. Khi nhận đồ của ai đó cho mình phải dơ hai tay đón lấy đồng thời miệng phải hỏi xin.
  • Dạy bé cách ăn uống như thế nào, cầm bát, cầm đũa thìa ra sao để khi ăn khỏi bị rơi thức ăn ra ngoài
  • Nhiều khi bé muốn hỏi những câu hỏi về những thứ xung quanh mình, khám phá cuộc sống hàng ngày nhưng bé lại chưa nói rõ câu hỏi. Và bạn là người hướng dẫn bé đưa ra những câu hỏi, những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn khi hỏi về những chủ đề tương tự…..

Những cô giáo mầm non ngoài làm thầy ra còn có chức năng làm mẹ hiền cho những đứa trẻ. Bởi là người dạy trẻ từ lúc còn thơ, lúc trẻ học ăn học nói, bi bô từng câu từng từ. Hình thành tính cách cho trẻ, hiểu được tâm lý con trẻ. Những cô giáo mầm non rất vinh dự, xứng đáng là người mẹ thứ hai của trẻ. Giai đoạn mầm non cũng là bước chuẩn bị cho trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn sư phạm tiểu học vì vậy những giáo viên mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.

 

Wordpress Social Share Plugin powered by Ultimatelysocial