giáo dục tiểu học

Ngành sư phạm mầm non, tiểu học lựa chọn hay cho bạn trẻ


Vẫn đề việc làm là vấn đề muôn thuở của tất cả mọi người nhất là những bạn sinh viên mới ra trường.. Nhưng với những bạn yêu trẻ yêu nghề sư phạm thì lựa chọn học một khóa sư phạm mầm non hay sư phạm tiểu học là một lựa chọn không tồi.

Cầm tấm bằng trên tay nhiều bạn sinh viên vẫn phải chạy khắp nơi để tìm kiếm những công việc đúng chuyên ngành. Nộp đơn xin việc nhiều nơi, gửi CV nhiều cơ quan rồi ngồi nhà chờ gọi phỏng vấn, hay ngồi cả ngày chỉ để lướt web tìm  một việc nào đó. Đều là những việc mà những người thất nghiệp đang làm, nhưng họ chưa tìm được những công việc phù hợp với khả năng của mình.

giao duc mam non can gi

Đối với những bạn mà có tình yêu thương trẻ và muốn thử sức với ngành sư phạm thì lựa chọn học thêm một khóa học về sư phạm mầm non hay sư phạm tiểu học là một lựa chọn không tồi.

Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu học tập cũng được đẩy cao lên nhất là bậc giáo dục mầm nongiáo dục tiểu học. Vì đó là những bậc học đặt nền móng ban đầu cho quá trình phát triển của các em

Học xong khóa học các bạn các bạn có thể giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học công lập và tư thục trên cả nước.

Trong quá trình đào tạo thì các bạn sẽ được tạo điều kiến tối đa để có thể có kết quả tốt. Các bạn sẽ được đào tạo đầy đủ các môn chuyên ngành để có thể phục vụ tốt cho công việc sau này. Bên cạch đó việc cắt giảm những môn đã được học ở văn bằng thứ nhất khiến cho người học rút ngắn thời gian học tập chỉ còn 1 năm là đã có thể cầm được một tấm bằng trung cấp mầm non hay trung cấp sư phạm tiểu học.

Thời gian học vào các ngày cuối tuần cũng là một thuận lợi để bạn có thể vừa học vừa làm mà vẫn bố trí được thời gian hợp lý. Đồng thời việc trao đổi kinh nghiệm với những người đã làm việc trong môi trường sư phạm cũng khiến bạn dễ dàng nâng cao trình độ hơn.

Với khóa học văn bằng 2 mầm non hay tiểu học trong vòng 1 năm, rất nhiều bạn trẻ đã tìm được công việc cho mình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và một hướng đi mới thì bạn nên thử sức với công việc này. Việc học bổ sung kiến thức mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn và mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho bạn.

Nâng cao chất lượng bậc giáo dục mầm non


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc học này có tác dụng to lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở các bậc tiếp theo.

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách của con người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

Giáo dục mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó thì phải thực hiện toàn diện về mọi mặt. Giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu của ngành sư phạm mầm non.

Năm học 2014 -2015 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo . Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không ngồi nhầm lớp. Và thực hiện cuộc vận động học tập làm theo tấm gương  đạo đức Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu.

nangcaochatluong

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Xây dựng kế hoạch chuyên môn: trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học theo tháng, theo tuần. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường, qua đó ban giám hiệu sẽ theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo cụ thể.

Thành lập tổ chuyên môn: tổ chuyên môn là lực lượng nòng cốt, vì vậy cần chọn những thầy cô có khả năng sư phạm mầm non cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng nghiệp để chỉ đạo phân công điều hành.

Quán triệt, chỉ đạo tích cực việc học thật – dạy thật – kết quả thật: Mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, họa động ngoài trời, hoạt động chiều, soạn giáo án đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáo tạo của trẻ.

Học thật giúp trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập.

Giáo viên luôn dõi theo sự phát triển, nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng trẻ.

Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: nhà trường cấm tuyên truyền cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục, rèn luyện cho trẻ thói quen, hành vi văn hóa trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn.

Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên, chất lượng giáo dục trẻ ở bậc này có tốt thì đến khi lên bậc giáo dục tiểu học mới tốt. Muốn đạt được điều đó thì nhà trường phải có những biện pháp phù hợp trong quá trình giảng dạy.

Tìm hiểu mô hình trường học mới VNEN


Mô hình trường học mới VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được học như thế nào? Nếu gặp sự cố thì học sinh sẽ làm gì?Thầy cô sẽ hỗ trợ học sinh như thế nào là câu hỏi mà khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc

.

Mô hình VNEN ở bậc giáo dục tiểu học được xuất phát từ mô hình trường học mới(EN) được thực hiện tại Colombia. EN được tổ chức và chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình này đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ la tinh, và được coi là mô hình có chất lượng tốt, là giải pháp giáo dục có hiệu quả mà các nước phát triển nên vận dụng.

Theo mô hình VNEN, học sinh sẽ tự học theo hình thức cá nhân, nhóm. Sự học của học sinh đi từ tri thức, kỹ năng đã biết, kinh nghiệm bản thân đến tri thức mới rồi thực hành, vận dụng, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.

mo hinh tieu hoc vnen

lớp học tiểu học theo mô hình VNEN

Nếu như theo cách giáo dục truyền thống thì giáo viên sẽ vận dụng kiến thức sư phạm tiểu học của mình để giảng giải kiến thức có sẵn cho học sinh, hoặc nêu câu hỏi vấn đáp cho các em trả lời, từ đó rút ra bài học cần thiết. Theo cách học này, học sinh học tập một cách thụ động, bị áp đặt, do kết quả học thường kém bền vững, tư duy không được phát triển ở mức độ cần thiết.

Còn đối với mô hinh VNEN, học sinh ở bậc giáo dục tiểu học được tìm hiểu, chỉ dẫn để tự rút ra kết luận. Quá trình này nếu gặp phải những khó khăn nào đó, học sinh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên và sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Sự khác biệt ở đây là dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, học sinh có thể tự phát hiện và tìm ra kiến thức và tự hình thành kỹ năng, thái độ thích hợp. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp các em được phát triển tư duy, học tập theo năng lực của mình, hình thành được những kỹ năng sống thiết yếu như giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phối hợp làm việc nhóm.

Để việc tự học của học sinh đạt hiệu quả tốt cần những điều kiện nhất định như :  sĩ số học sinh phải vừa phải không quá đông để thuận lợi cho việc tổ chức nhóm; thầy cô phải vận dụng khả năng sư phạm tiểu học của mình để hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết phù hợp với trình độ của các em; học sinh phải có những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để tự học bài mới và học sinh được giáo viên hỗ trợ kịp thời, đúng mức khi gặp khó khăn.

Ngược lại, việc tự học sẽ gặp khó khăn nếu lớp có sĩ số quá đông, điều đó khiến cho giáo viên không nắm được trình độ của từng học sinh trong lớp để đưa ra nội dung hướng dẫn. Hay giáo viên không kịp thời phát hiện ra những khó khăn mà học sinh gặp phải để hỗ trợ.

Mô hình VNEN thật sự là một cơ hội để chúng ta biến lý luận thành thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và kết quả giáo dục. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện được thì Việt Nam cũng làm được. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần đẩy mạnh triển khai nhân rộng mô hình này ra và ngành sư phạm tiểu học cũng nên tìm hiểu về phương pháp giáo dục VNEN này.

 

Giáo dục tiểu học và môn lịch sử


Ở cấp giáo dục tiểu học môn lịch sử là môn học không thể thiếu. Môn học này cung cấp cho các em các kiến thức về sự hình thành và phát triển nhà nước ta qua các thời kì, dạy các em phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước

.

Lịch sử là hồn thiêng của giống nòi và là trí khôn của dân tộc. Lịch sử là sự thật, không đúng sự thật thì không thể gọi là lịch sử.

giaoductieuhoc

Nếu như ngày xưa môn lịch sử ở cấp giáo dục tiểu học được học dưới dạng những câu chuyện gọi là môn truyện kể lịch sử. Ở đó học sinh được tiếp thu các kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn qua các câu chuyện kể về các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử. Học sinh cũng chỉ cần nhớ tên danh nhân, các mốc lịch sử, các địa danh lịch sử tên các sự kiện quan trọng.

Mỗi bài học được thiết kế một cách ngắn gọn, dễ hiểu như một bài tập đọc có nội dung lịch sử, như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, Dẹp loạn 12 sứ quân, Yết Kiêu, chặt cánh tay phá đồn địch …Chính vì thế mà tiết học trở nên thu hút học sinh và giúp học sinh nhớ lâu hơn.

Hiện nay, ở cấp giáo dục tiểu học môn lịch sử được tích hợp với môn địa lý, nội dung chương trình của phân môn lịch sử còn sơ sài, cứng nhắc.

Các em mới có 10, 11 tuổi mà đã bắt các em nắm kiến thức lịch sử một cách hệ thống như người lớn. Các em phải nắm được các kiến thức lịch sử theo từng thời kỳ, các diễn biến trận đánh, các ý nghĩa của từng sự kiện lịch sử.

Nội dung các bài học môn lịch sử lại khô khan, gần như chỉ là cung cấp kiến thức cứng nhắc mà không có các chi tiết, các câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Chính vì thế mà học sinh cũng không có hứng thú khi học môn này, các em nhanh chóng quên đi những kiến thức được học.

Còn một điều nữa phải nói đến là phương pháp sư phạm tiểu học của các thầy cô đối với môn lịch sử này. Các thầy cô vẫn còn chưa đổi mới được phương pháp dạy: thầy cô hoặc một bạn nào đó sẽ đọc bài, sau đó thầy cô sẽ cho trả lời các câu hỏi được đặt ra ở cuối sách giáo khoa và đưa ra kết luận và đọc phần tóm tắt kiến thức cuối bài.

Việc sử dụng các đồ dùng học tập trong môn này cũng bị hạn chế, dù là có các tranh ảnh , các bản đồ về các trận chiến nhưng cũng rất ít khi được các thầy cô giáo sử dụng.

Nhiều trường còn được trang bị các thiết bị hiện đại như máy chiếu để phục vụ giảng dạy bằng giáo án điện tử, nhưng đối với môn lịch sử máy chiếu được sử dụng cũng chỉ là ở các giờ dạy thi giáo viên giỏi hay kiểm tra của các cấp quản lý.

Và một lý do nữa là ở cấp giáo dục tiểu học các thầy cô chỉ chú tâm đến môn tiếng việt và môn toán là nhiều, nên môn lịch sử cũng như các môn học khác chỉ dạy cho xong chương trình chứ không được chú trọng nhiều.

Để có được một kết quả tốt với môn lịch sử ở cấp giáo dục tiểu học này thì Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa sao cho phù hợp và gây được sự hứng thú với các em. Về mặt giáo viên thì các thầy cô nên đổi mới phương pháp giảng dạy đối với môn học này làm sao để truyền đạt tất cả kiến thức một cách bài bản và khoa học.

 

 

 

Nội dung chương trình đổi mới của giáo dục tiểu học


Chương trình học của các bậc học luôn được giáo viên và phụ huynh quan tâm chú ý. Trong những năm vừa qua chương trình học của các bậc học hầu như đều được thay đổi,  đáng quan tâm ở đây là chương trình học của giáo dục tiều học.

Nếu như giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách thì chương trình giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh nâng cao những cơ sở ban đầu đã có cho sự hình thành và phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt, có những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học cho bậc học trung học cơ sở.

su pham tieu hoc

Chương trình của giáo dục tiểu học có các môn học như tiếng việt, toán, ngoại ngữ 1, thể dục, đạo đức, tự nhiên và xã hội và một số môn học khác. Ở cấp này các em phải học 2 buổi, buổi sáng học không quá 4 tiết và buổi chiều học không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 32 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, giữa các tiết có thời gian nghỉ ngơi.

Đối với môn tiếng việt/ ngữ văn thì đây là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Nội dung cốt lõi bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng việt và văn học, phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học.

Kết thúc giai đoạn giáo dục tiểu học học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng việt để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập các môn khác, có thể đọc, viết, nói và nghe, đồng thời qua môn học  học sinh được bồi dưỡng và phát triển về tâm hồn và nhân cách.

Môn toán là môn học bắt buộc giúp học sinh nắm bắt đươc các con số, các hệ thống, các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền  tảng cho việc học tập tiếp theo ở các trình độ học tập hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống.

Môn ngoại ngữ ở cấp học này giúp các em có thể tiếp cận tìm hiểu một ngôn ngữ mới khác với ngôn ngữ các em dùng hàng ngày, tạo tiền đề cho các cấp hoạc sau này.

Môn đạo đức ở giai đoạn giáo dục tiểu học chủ yếu là giáo dục đạo đức, văn hóa phát luật, giá trị sống, thực hành tiết kiệm.

Môn thể dục nhằm hinh thành thói quen tập luyện nâng cao sức khỏe, thông qua luyện tập thể dục thể thao để phát triển các tố chất vận động, ưu tiên phát triển sự khéo léo dưới hinh thức các trò chơi vận động, vui chơi tập thể.

Môn tự nhiên xã hội giúp các em vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

Chương trình học của bậc giáo dục tiểu học rất đa dạng, đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ  sư phạm tiểu học  nhất định  để có thể truyền dạy cho các em một cách nhanh chóng, dễ hiểu

 

Vụ Giáo dục đề cao việc phát triển giáo dục mầm non


Mỗi năm nước ta sản sinh ra rất nhiều ngành nghề khác nhau với bao sự chuyển biến tích cực trong xã hội, ngành có biến động nhiều nhất phải kể tới ngành sư phạm mầm non, ngành học hiện đang được vụ giáo dục mầm non chú trọng phát triển.

chu trong phat trien giao duc mam non

Chú trọng phát triển giáo dục mầm non.

Tiềm năng phát triển của đất nước đang đẩy mạnh bằng con đường tri thức, một đất nước đi nên từ tri thức, học sâu, hiểu rộng sẽ đánh bật được tất cả những yếu kém còn tồn đọng lại. muốn làm được vậy chúng ta phải cải tạo và nhận thức việc rèn luyện và học tập phải là ngay từ đầu. Với mỗi lớp trẻ là  một thế hệ ươm mầm cho sự phát triển của đất nước, chúng ta phải biết cách đầu tư và xây dựng nhân cách cho các em một cách phù hợp và nhạy bén.

Năm 2015, Vụ giáo dục sư phạm mầm non đã có nhiều nội dung, ý kiến đóng góp về sự phát triển của ngành. Nhiều nơi còn thiếu thốn các trường mẫu giáo, các em nhỏ chưa được đến trường, chưa được nhận biết mặt chữ ra sao. Điều này đang là vấn đề nóng cần giải quyết ngay lập tức.

Thiết nghĩ rằng, muốn phát triển được tư duy và trí tuệ của trẻ ngay từ lúc trẻ đặt chân tới lớp thì cần có một đội ngũ cô giáo am hiểu về kiến thức sư phạm mầm non, hiểu biết được suy nghĩ của các em, có những cách ứng xử thật sự hợp lý và thông minh. Vụ giáo dục muốn phát triển, tập chung đầu tư các trường mẫu giáo tại các địa phương vùng sâu vùng xa thì cũng phải có nhiều cô giáo chịu hi sinh hưởng ứng phong trào học tập, giảng dạy để trồng người. Năm 2015, có không ít những biến động về nền giáo dục nước nhà, những em học sinh đoạt giải cao trong kỳ thi quốc tế, kỳ thi cấp quốc gia, cấp tỉnh, huyện… đều được dạy dỗ và tiếp cận mọi phương pháp mới nhất hiện nay. Các cô giáo cũng nên trau dồi thêm lượng kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của mình bằng cách học liên thông đại học sư phạm Hà Nội vừa có thể nâng cao chuyên môn, vừa có thể nâng cao bậc lương theo phân tầng thứ hạng bậc lương hiện nay.

Phát triển ngành mầm non là vấn đề cấp bách, hiện nay số lượng giáo viên đang thiếu tăng lên con số hàng nghìn, vậy muốn đáp ứng được vấn đề này, việc cần thực hiện đầu tiên đó là đào tạo ra những cô giáo mầm non có đầy đủ phẩm chất và đạo đức, tránh tình trạng thiếu hụt giáo viên, các bậc phụ huynh phải tới nhưng nơi trông giữ con em không đủ tin tưởng rồi dẫn tới những hiện trạng bạo lực trẻ em đáng tiếc xảy ra.

Wordpress Social Share Plugin powered by Ultimatelysocial